Cùng sáng tác

  • Hãy tham gia
  • Đăng nhập
  • Bạn đọc gửi

Text-Edit2Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Một sân chơi cho các sáng tác trẻ, mời các bạn tham gia, hãy đăng ký tài khoản thành viên trong ít phút



Đăng bán xe trực tuyến

Đăng bán xe miễn phí tại autoviet.net

Bạn đọc mới gửi

Chân dung văn học
CÕNG PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Chân dung văn học
CÕNG Chiếc lá nhỏ cõng mùa thu Vàng võ… Lá mỏng manh. Thu vô tình lấn hết màu xanh…! Ta cõng một kiếp người trên lưng Chông chênh… Ta nhỏ bé. Và kiếp đời mông mênh…! An An
 
Thương về Thường Thạnh PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Chân dung văn học
[img]https://vannghechunhat.net/uploads/7505f456-dd42-c965.jpg" border="0" alt="Thương về Thường Thạnh" title="Thương về Thường Thạnh" align="left" style="margin-right: 10px; margin-bottom: 10px;" /> Dù tôi không còn trẻ nữa Chuyện đời lúc nhớ, lúc quên Lòng sao cứ mong góp lửa Cùng ai - sưởi ấm một miền …
 
Bùi Giáng PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Chân dung văn học
(nhân đọc Bùi Giáng) Đèn vàng, phố vắng, hiên suông Người dưng, tình lạnh, thơ cuồng tỉnh điên Dốc bình rót chén trăng . . . nghiêng Ngả mình lên miếng đêm truồng nằm say Tình đời : dãi gió mây bay Lợi danh : bỏ phía sông gầy xanh xao . . .
 
Phò - truyện ngắn PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Chân dung văn học
Phò Dẫn nhập Bạn tôi gàn: Chuyện phò phạch lắm, viết làm gì. Tôi bảo: Lời hay ý đẹp thiên hạ nghe chán rồi, nhưng kiểu ăn nói huỵch toẹt như muốn hất cả bãi... phân vào mặt người khác với dân Việt mình xứ này hơi bị... hiếm? Nói vậy nhưng rồi loay hoay mãi tôi cũng không biết nên bắt đầu câu chuyện từ đâu. Sực nhớ tới câu tếu táo bạn tôi nói bữa nọ: Muốn "tiếp chiêu" với mụ đó ông phải học cách chia động danh từ: PHồ theo kiểu Ăng-lê thật nhuyễn, nghĩa là: tao phò; mày phò; thằng,con, nó phò; họ phò và chúng ta phò. Và nếu như quí vị đã sẵn sàng tôi sẽ bắt đầu câu chuyện, dĩ nhiên từ những gì bạn tôi kểẨ - Bữa nọ tôi đến thăm vợ chồng người bạn. Vừa bước chân vào cửa, chưa kịp chào gia chủ đã bị "phay" một phát vào mặt. Tôi hỏi: sao thế? Bạn tôi cười: Một mụ nạ dòng chắc đang tuổi hồi xuân, trời lạnh âm 5độ C mà mặc một quả mini rock vàng cam cũn cỡn cùng một quả shirt đỏ rực, để hở cả một khoảng ngực hơi bị... đồ sộ. Thấy tôi, mụ quay ra cửa nhìn tôi từ đầu tới chân, miệng mủm mỉm cười, nói với vợ chồng thằng bạn: Ơ, thằng phò bạn tụi mày trông ngọt nước nhỉ? Vợ người bạn thẹn đỏ mặt, nàng vội thanh minh: Chị này, anh ấy không thích đùa thế đâu. Mụ nạ dòng dẩu mỏ: Ơ, con phò này. Thấy nó ngọt nước tao khen thật lòng chứ đùa cợt gì? Vẫn vợ người bạn, giọng phân trần: Anh thông cảm, bác ấy mới từ Việtnam qua nên ăn nói hơi bỗ bã lại vui tính nữa, chứ lòng dạ không có gì đâu. Thấy bạn tôi nhe răng cười, mụ nạ dòng bèn phẩy tay. - Tụi mày Âu hoá nên lắm chuyện. Đã thân quen cứ động từ thô mà quất, có đéo gì mà phải giữ kẽ. Ở Việtnam từ họ hàng hang hốc cho tới hàng xóm láng tỏi, già trẻ, trên dưới tao gọi bằng phò hết. Vợ người bạn khẽ giật áo mụ nạ dòng nọ như thể kéo dây cương con ngựa đang lao quá chớn nhưng bị mụ nọ phẩy tay, gắt. - Con phò này hay nhỉ. Sợ à mà phải níu kéo tao? Chị mày chủ trương phò miệng chứ không phò chôn. Ối đứa mở miệng ra toàn lời vàng ngọc, trí thức đấy vậy mà cái chôn thì hấp ha hấp hiếng để chờ thằng khác đến là khợp lấy khợp để, mà cái bọn phò trí thức ấy bây giờ lại hơi bị nhiều, đã thế lúc nào cũng ra vẻ hoành tráng mới ghét. Vợ người bạn. - Bà thì ai cũng qui ra phò hết. Mụ nạ dòng. - Thì đã sao? Ông bô bà bô tao cũng không ngoại lệ. Nói đến thằng phò già nhà tao nhiều chuyện buồn cười lắm tụi bay ạ. Hồi tao 13-14 tuổi ngực, mông hơi bị hoành tráng đấy. Nhà tao người đông lúc nhúc như ruồi. Mụ phò già nhà tao mỗi lần chồng về phép lại phọt ra một đứa. Đẻ tới tám lứa, người ngợm gầy đét như con cá mắm. Thằng phò già nhà tao lại là thương binh gộc từ thời chống Pháp và chống Mỹ. Hồi lão ấy phục viên cả tiền thương tật cùng dăm ba cọng tem phiếu ít ỏi không bõ trang trải cho 10 cái tàu há mồm. Vậy là tao phải bỏ học rồi theo bạn bè nhảy tàu buôn lậu Hà Nội - Cao - Bắc - Lạng. Vốn là dân mạn ngược, lại nhanh nhẹn và có người dẫn mối nên chẳng mấy chốc tao đã trở thành "Bộ trưởng tài chính" trong gia đình. Thấy tao đi khuya về sớm như thờn bơn, khi về lại dấm dúi vào tay mụ phò già vài ba xếp tiền nên lão phò già nghĩ tao lại nhăng quậy, bán chôn kiếm tiền nên sinh nghi bèn đánh chửi và tra hỏi tao hơi bị thậm tệ. Lộn tiết, tao chạy thốc ra đường tru tréo: Ông thử hỏi ông coi? Một thằng chân tươi chân héo (mụ còn hay gọi đàn ông bằng thằng: thằng bố; thằng bác; thằng chú; thằng ông và nhiều khi giới lãnh đạo mụ cũng gọi thằng tuốt), mắt tròn mắt dẹt, 7 phần ma 3 phần đượi, tiền thương tật không đủ để tẩy rửa vết thương (bố mụ bị mảnh rốc két phạt mất một mảng mông trái, vết thương cũ thỉnh thoảng vẫn rỉ nước vàng khè), nhà một đống tàu há mồm, không nghĩ mưu kiếm tiền, ông nghĩ ngồi đấy mà mài đống huân huy chương của ông ra mà ăn được chắc? - mụ cười tủm - tao thừa biết lão phò già quí trọng những tấm huân huy chương hơn cả bản thân. Có lẽ nó là hiện thân những thứ lão phò nhà tao bị mất mát. Hồi nhà tao mới về Hà Nội, thấy cảnh nhà túng quẫn, tao đã ăn trộm mấy tấm Huân chương cao quí nhất - Huân chương chiến công và dũng sĩ hạng nhất, vì tao ngỡ nó bằng vàng do chủ tịch HCM trao tặng, kế đó ra gạ bán cả ngày trời ngoài chợ trời. Bữa ấy tao đã nhận được bài học thấm thía từ đám phe phẩy. Thì ra tấm huân chương ấy không đáng một cắc bạc. Một mụ phe cười hềnh hệch bảo tao nên đem về treo cửa chuồng gà may ra cáo nó sợ . Tao lủi thủi vác tấm Huân chương về nhà, rình lúc không ai để ý mới dám móc túi, treo lại tấm Huân chương vào khung kính và tao thề bằng mọi giá phải kiếm ra tiền để trả thù thiên hạ. Nghe tao động vào vết thương lòng, lão phò già nhà tao mặt mày sa sẩm, chân tay quều quào như người trúng phong. Lão phều phào chửi tao: Xéo, xéo ngay khỏi nhà này. Nhà tao có chết đói cũng phải chết cho trong sạch chứ không phải nhờ tới những đồng tiền nhơ nhuốc của mày. - Xéo thì xéo. - Mụ nạ dòng cười toét - bữa ấy tao cũng trừng mắt nhìn lão phò già rồi nói như hét - khỏi phải đuổi tôi cũng xéo, nhưng trước khi tôi xéo khỏi cái căn nhà mục nát này tôi muốn nhắc nhở ông một điều: trong xã hội này chẳng có đồng tiền nào là trong sạch cả. Cái tệp giấy nhầu nhí mà ông nâng niu mỗi khi nhận được từ phòng Thương binh xã hội tất cả đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu, đờm, dãi thậm chí cả sự trinh tiết của không ít người luân chuyển nhau mới có được. Ông phải hiểu thiên hạ bây giờ nó sợ những thằng có nhiều những đồng tiền đờm rãi đó chứ những thằng bụng lép xẹp, miệng thối hoắc như ông không đáng cho chúng nó để tâm đâu. Tôi xéo cho ông vừa lòng. Nói xong tao vùng chạy ra khỏi nhà. Lúc ấy nửa hận ông bô, nửa tao muốn chứng minh cho lão phò già nhà tao hiểu một chân lý: Cuộc đời thằng nào càng xa cái đống Huân huy chương và Bảng vàng danh dự bao nhiêu thì thằng đó càng sống đàng hoàng, phè phỡn bấy nhiêu. Mụ nạ dòng văng tục: Huân chương huy chương làm cái "lờ" gì, nếu nếu sống được với nó chắc cả nước Việt Nam sẽ trở thành xứ đui què mẻ xứt hết cả phải không tụi mày? - Đời bà chị cũng phong sương nhỉ? Bạn tôi góp chuyện. - Sao lại phong sương? - mụ nạ dòng như được người tiếp sức - chú phải gọi là romantic. Mười hai tuổi chị mày đã có mối tình đầu. - muốn biết ai không? Mụ tủm tỉm hỏi - thằng phò giáo viên chủ nhiệm của tao. Nhưng quả tình vụng trộm kéo dài được vài tháng thì nhà trường phát hiện được. May là gia đình tao có công cán hơi bị nhiều với cách mạng, nên nhà trường chiếu cố, không làm lớn chuyện. Lão phò già nhà tao sợ tai tiếng với lối xóm, vả lại sợ lửa gần rơm tất có ngày phát hoả nên lão ấy tức tốc làm một cuộc hành quân từ miền Cao - Bắc - Lạng về miền đất hứa Hà Nội để tị nạn. Tính tao hơi bị coi trời bằng "cái đinh" nên chẳng mấy chốc 36 phố phường của Hà Nội tao thuộc như bàn tay. Mụ khoe đã có lần còn bỏ ra mấy tiếng đồng hồ đứng đếm số người vào-ra đái bậy ngay trước cửa đền Ngọc Sơn. - Chỉ tiếc - mụ cười - Rùa Vàng lúc ấy biến mẹ đâu mất, chứ không đã khợp mẹ nó hết chim cò, súng ống của đám dân đái bậy rồi... Trở lại chuyện làm ăn của tao hồi đó. Hận ông bô nên tao đã quay ngược về quê. Thấy tao hoạt bát, lại có chút sắc, một lái buôn người Việt gốc Hoa đã nhận đỡ đầu rồi dìu dắt tao vào chốn buôn bán, giang hồ. Mười 14 tuổi đầu tao đã có thai hai lần với thằng phò cha đỡ đầu nọ. Lần thứ hai vì tao muốn có danh phận nên tao dấu biến chuyện có thai. Cho tới lúc phát hiện bụng tao chềnh ềnh thì thằng phò cha nuôi người Hoa sợ mọi chuyện đổ bể, bèn ép thằng con trai cả của lão ấy phải nhận sản phẩm của bố. Lúc ấy thằng con lão phò ấy vừa tròn 16 tuổi. Nhận được quả tin sét đánh do lũ bạn chợ với tao mang tới, lão phò già nhà tao phẫn chí bèn thắt cổ tự vẫn, để lại bà bô tao cùng 7 đứa em nheo nhóc. Một quả đám cưới ngầm, chạy tang được thằng phò cha nuôi người Hoa đứng ra đảm nhận. Bà bô tao nửa thương chồng, nửa thương con, gia cảnh lại túng quẫn, sợ tai tiếng, nên đành cắn răng tiễn tao trở về mạn ngược. Cuộc tình của tao với thằng con trai của lão phò cha đỡ đầu nọ cũng như phường chèo. Thằng oắt con vốn gia cảnh khấm khá, thành thử hơn chục tuổi đầu nó đã hút hít hơi bị nặng. Từ khi phải nhận tao làm vợ, ban ngày nó phải giả đò thủ vai người lớn, một thằng chồng tử tế để che mắt thiên hạ, nhưng cứ chập tối là nó bị bố đẻ đuổi ra ngoài nhà nằm thu lu như chó con, để tao với bố nó xập xìng với nhau cho tới khi tao vỡ bầu... Cuộc đời tưởng vậy đã là êm, nhưng mẹ con tao từ viện trở về nhà được ít ngày thì thằng phò già bố nuôi đột nhiên lăn đùng ra chết. Kế mấy ngày sau đó hai thằng phò khác trong nội tộc cũng tự nhiên đột tử. Trong cảnh tang gia bối rối, bọn chúng cho mời thầy cúng tới nhà cúng bái xì xụp cả mấy ngày trời. Bữa đó thằng phò thầy cúng miệng thì lầm rầm khấn, tay bấm quẻ nhưng mắt lại nhìn hau háu vào hai bầu vú căng sữa của tao rồi phán một câu xanh rờn: Khắc tinh! Khắc tinh! Phải diệt trừ nó ngay bằng không chỉ trong vài tháng - thằng phò thầy cúng chỉ tao - nó sẽ xơi hết cả họ Lưu mất. Tao nghe thấy lộn mề bèn giật phắt tấm khăn sô trên đầu hai mẹ con rồi vứt toẹt xuống đất chửi cho bọn chúng một trận vỡ làng nước: Khắc cái mả mẹ nhà chúng mày. Bà mày thân gái chưa kịp chớm xuân đã phải sinh nở. Sức còn chưa lại, cửa mình còn toang hoác thì thằng bố, thằng con đã thi nhau vốc cả nắm sâm nhung vào mồm rồi đè ngửa bà mày ra để cưỡi. Sướng quá mà chết chứ bà mày tội tình gì mà rủa bà là khắc tinh, khắc tử? Tử tế bà còn ôm con khóc đủ 3 ngày, bằng không bà dí "lờ" vào cái chốn khỉ ho cò gáy này. Đừng tưởng bà đây hám của cải của họ Lưu mà cớ này cớ nọ để ruồng rẫy. Bà nói thẳng nếu không vì gia cảnh, cái dạng già dê, thối thây, bẩn thỉu kia không đáng đụng tới cọng lông chân bà đâu, đừng nói chuyện đè ngửa bà ra mà thúc. Còn chuyện này bà nói nốt: Hai thằng già hôi hám, hủ lậu mới chết kia đau ốm cả mấy năm trời không chịu thuốc thang, chữa chạy, đã vậy tối ngày nằm trỏng kheo để chích choác. Bà không khắc cho mà chết thì trời Phật, hổ báo cũng vầy cho mà tắc tử. Nói xong tao bèn ôm chặt con, lườm thẳng vào quả linh vị của thằng bố nuôi mắc dịch chửi cho một hồi: Những gì cần nói bà đã nói. Vô phước thì khuất trước bà. Đừng thằng nào con nào rủa bà là khắc tinh khắc tử mà bà vốc "lờ" vào mặt. Thích thì bà còn ở lại đưa đám, không thích bà xéo về xuôi. Ngay hôm đó rình lúc người họ Lưu không để ý, tao đã ôm con vượt rừng về xuôi... Ít năm sau tình cờ tao gặp lại thằng phò giáo viên chủ nhiệm thủa nào, lão ấy cũng bị vợ bỏ vì tội hay ve học sinh. Chắc mạn ngược hết đất sống nên cũng mò về Hà nội kiếm ăn. Gặp lại tao lão ấy như bắt được vàng ròng. Lúc ấy tao cũng đã có một cửa hàng kha khá ở chợ Mơ. Thấy hai mẹ con tao côi cút, phần tao cũng thương lão phò ấy nên đã bảo lão ta về góp gạo thổi cơm chung. Thấm thoắt được gần năm năm thì lão ấy cũng lại đột tử mà cũng lại nghẻo ngay lúc vừa "giao ca" mới nhục thân tao chứ. Chịu tang lão phò ấy mấy năm, rồi tao lại đi bước nữa. Lần này cũng lại ôm phải một thằng người Việt gốc "Tre"*. Nhìn nó hào hoa phong nhã, ngỡ con nhà lành, nào ngờ cờ bạc, hút sách hơn ma só. Tụi tao sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng, nhưng thằng phò này không thể duyệt được chúng mày ạ. Cứ cho no ăn uống no say thì nó ngủ kỹ, nhưng sểnh một phát là nó moi đồ đạc trong nhà đi cầm để bao gái và hút sách. Chán cảnh quá tao bán mẹ nó sạp hàng ở chợ, gom ít tiền rồi bảo thằng con tao cũng đang học đại học Y khoa là mẹ phải biến thôi. Nó khóc rưng rức chúng mày ạ. Tao bảo đàn ông đừng hèn thế. Mẹ đi đâu là chuyện của mẹ. Cứ học hành nghiêm chỉnh đi. Chờ tin mẹ. Bữa ấy tao mắng con rồi cố làm mặt tỉnh bơ ôm nó vào lòng để chia tay, nghĩ bây giờ cũng ân hận quá... - mụ nạ dòng ngừng kể, giơ tay khẽ day hai sống mũi, thở dài - đó là lý do tại sao tao có mặt ở xứ này. Mà tao nói thật ở Việt nam bọn phò hàng xóm có con cái ở Đức về phép tụi nó ăn tục nói phét như thánh. Có đứa còn hão bảo tao sang đây rồi lo cho công việc. Nó khoe thu nhập một ngày cả hơn trăm eu-rô rồi ngày cày 3-4 Job gì đó. Lúc tao sang đây gọi phôn năm lần bảy lượt cho tụi nó nhưng lần nào cũng chỉ thấy ú ớ sủa tiếng Đức. Đ. mẹ bọn phò í, mặc dù tao không hiểu nó nói gì nhưng chắc chắn bọn Đức sủa tiếng phải khác, đằng này nghe rõ tiếng chúng nó nói với nhau trong máy, vậy mà nó chối không dám gặp. Còn con phò non ở cách nhà tao mấy phố nữa. Hồi về Việtnam đỏng đảnh tiểu thư, về thăm quê chồng tít vùng sâu vùng xa nhưng lại diện váy đầm rồi guốc cao gót, đi rón rén như con mèo hen, phấn son bự một mặt, báo hại thằng chồng khóc dở mếu dở vừa cõng vừa bế vợ vượt qua các kiểu bờ đồng, ao chuôm mới vào tới nhà Tổ. Dân nó bu ra xem như xem xiếc Trung ương. Lần phép trước con phò non cũng hứa hươu với tao là chị cứ sang đi, chỉ một cú phôn em sẽ đón chị tại sân bay. Thế mà từ bữa tao sang gọi điện lần nào cũng đều trốn cả, không dám vác mặt tới. Hỏi tại sao nó bảo sợ mất Job putzen**. Mà putzen là gì hả chú phò đẹp giai? Bạn tôi bảo: đang ngồi há hốc mồm nghe mụ nạ dòng kể chuyện, bộp một phát bị mụ ấy cho một nhát giật bắn mình. Còn đang ấp úng thì vợ thằng bạn đỡ lời. - Chị này, đã bảo đừng gọi anh ấy là phò nữa mà cứ một phò, hai phò. Putzen là đi lau dọn toilette, nhà cửa... - Thế à? Úi giời ơi thế mà bọn phò kia về phép kể tao nghe tụi nó làm việc sướng như tiên, lại còn có cả "boa" nữa. Thì ra là đi dọn chuồng xí cho thiên hạ. Vợ người bạn: - Dọn toilette chứ không phải dọn chuồng xí. Mụ nạ dòng xửng cồ: Con phò này hay nhỉ. Thế toilette mày dịch sang tiếng Việt là gì? - Nhà vệ sinh. Mụ nạ dòng: - Quên mày đi. Chuồng xí thì dịch là chuồng xí. Dân phò Việtnam nhà mình sống ở đâu cũng mắc cái bệnh sĩ. Đi lau dọn chuồng xí thì huỵch toẹt mẹ nó ra lại còn ra vẻ thanh lịch lau dọn toilette. Đúng là phò cả lũ. Bị mắng, nữ chủ nhà đỏ văng mặt, khẽ gắt: - Còn bà nữa. Đừng tinh vi vội. Không khéo ít tháng nữa rồi cũng lại 3-4 Job putzen/ngày. Rồi có gọi phôn sang tán phét lại chả chối đây đẩy. - Con phò này - mụ nạ dòng phát đét lên đùi vợ người bạn - mày nghĩ chị mày là hạng người gì? Đây nhất là bét chứ không có đoạn gục mặt lau chuồng xí cho bọn nó. Bạn tôi lên tiếng: Phụ nữ nhà mình mới sang đây hầu như ai cũng phải trải qua cái "lò luyện công" đó một thời gian đấy bà chị ạ. Mụ nạ dòng cười toét miệng: - Thằng phò này nãy giờ tưởng ngậm hạt thị, vậy mà sủa một câu có lý phết nhỉ. Nhưng đấy là bọn khát tiền, còn chị mày đi cho biết mùi Tư bản giãy chết. Tình hình yên ổn là chị mày xéo chứ ở đây tiếng tăm không biết, chồng con thì không để chị mày héo à? Bạn tôi hỏi: Chị nhập trại chưa? Mụ nạ dòng: Chưa. Con phò em họ nó bảo cứ ở nhà bổ dưỡng sắc thể, rồi nó kiếm thằng phò nào đó để cưới giả cưới chui gì đấy. Chị đây kệ xác. Nó bảo ăn dưỡng thì cứ ăn. Nó bảo cưới thì cưới. Bốn mấy tuổi đầu, chị đây cũng đã mấy lứa chồng rồi mà có thằng mẹ nào ra hồn đâu. Giờ có làm xuất nữa cũng chả mất đồng trinh đồng cắc nào mà sợ thiệt. Mụ nạ dòng quay sang nhìn bạn tôi giọng bỡn cợt - hay chú xem có thằng phò nào sạch sẽ, khoẻ mạnh mối cho chị một quả, nhưng có mấy tiêu chuẩn chị phải kiếu trước: Nghiện, Cờ bạc và phò phạch. - Phò phạch là sao? Bạn tôi hỏi lại. - Thằng này thật thà thế nhỉ. Là cơm nhà, ra đường lại khợp phở tiếp chứ sao. - mụ cười xoà - chị mày đùa đấy chứ số chị mày phò phạch từ bé rồi. Tử vi chị xem đi xem lại, thằng nào cũng phán chị phải sống cảnh sanh ly tử biệt mới nên người. Ngẫm đúng phết. Chị cứ kết thằng nào là thằng đó nghẻo thế mới phò phạch chứ. Trước khi qua đây thằng phò thầy tướng trong Thanh hoá cũng phán chị phải đi xa và phải lấy chồng xa để lập nghiệp. Thằng phò ấy chắc không biết đàn bà sang đây toàn vục mặt lau dọn chuồng xí, mà như vậy chỉ cần hít cứt của thiên hạ cũng đủ ho lao thối phổi mà ra Văn Điển rồi, còn nghiệp ngão mẹ gì nữa. Hôm vừa rồi con em họ dẫn mấy thằng phò đến dạm mặt. Khiếp! chị đây đã ngoại đầu bốn rồi mà nhìn mấy quả chào hàng đã thấy muốn oẹ. Ôm cái ngữ ấy vào thà chị thỉnh thoảng bật lò sưởi rồi sấy khô cái của nợ của chị còn sướng hơn, phải không chú? Sợ câu chuyện đi quá đà, vợ người bạn vội xua tay rồi lừ mắt bảo mụ nạ dòng chuyển đề tài. - Dào ôi - mụ quát - chuyện đéo gì chả là chuyện. Cơm no ấm cật Tây, Ta cũng đều giậm giật cả. Tao qua đây mới hơn hai tháng, cơm nước suốt ngày lại hốc toàn đồ bổ. Ở nhà con em họ chúng nó còn trẻ, tối đến cứ chúc chị ngủ ngon, kỳ tình ngủ thế mẹ nào được. Vừa ngả lưng đã nghe chúng nó vừa thở phi pho vừa thịt nhau huỳnh huỵch phòng bên, có mà bố đại lão hoà thượng cũng phải tỉnh. Vợ người bạn xua tay: bà này, bảo chuyển đề tài lại nói tục hơn. Mụ nạ dòng khẽ vẩy tay, giọng có phần phật ý: Con phò này chẳng hiểu gì cả. Dễ thường chúng mày cả năm nằm chay bên nhau chắc? Mà thôi, tao đéo thèm trò chuyện nữa. Chuyện với nhà mày tức " lờ" anh ách. Miệng nói, tay mụ phủi đít phèn phẹt rồi nhổm dậy, đi ra cửa. Sực nhớ điều gì, mụ quay lại bảo - suýt quên - chào chú phò đẹp giai nhé. Mấy bữa nữa giấy tờ của chị OK, chị sẽ mời chú tới hầu chuyện, chứ nói chuyện với vợ chồng con phò này khê hết cả bướm chú ạ... Bạn tôi kể xong, anh cười khùng khục bảo: Đấy, ông xem, chuyện như thế chẳng phò phạch thì là gì? Việt Hà, 06.01.2007 Ghi chú. * Chỉ người Hoa ** Lau dọn
 
thơ ru em PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Chân dung văn học
:-)
 
<< Bắt đầu < Lùi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 20 trong 25

Bài mới đăng

Ai đang xem

Hiện có 92 khách Trực tuyến

Video Clip

Bài viết liên quan

Lịch Bài viết

< Tháng 5 2010 >
Th Th Th Th Th Th Ch
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31