Cùng sáng tác
- Hãy tham gia
- Đăng nhập
- Bạn đọc gửi

Trang Bạn đọc
Bạn đọc mới gửi
Lam Trường làm bố như thế nào? |
![]() |
![]() |
![]() |
VĂN HOÁ - Hậu trường | |||||||||||||
- Gia đình nhỏ của anh hiện nay vẫn trong tình trạng cách xa nửa vòng trái đất, điều này sẽ thuận lợi và khó khăn như thế nào trong việc chăm sóc và dạy dỗ con trai?
- Khó khăn nhất là bé Văn mỗi ngày mỗi lớn hơn, bé rất cần sự có mặt thường xuyên của cả bố và mẹ bên cạnh để hưởng tình cảm, sự chăm sóc vì đây cũng là thời kỳ quan trọng cho việc hình thành tính cách của bé.
- Điều gì làm anh nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến con trai mình? - Đó là khuôn mặt và giọng nói của bé… - Kiến Văn là cậu bé như thế nào nhỉ? Anh có thể kể vài nét về con trai mình không? - Đó là một cậu bé rất dễ thương (cười), mắt to, miệng cười có “đồng điếu” giống bố. Bé rất mê nhạc, điều này thấy rất rõ vì mỗi lần bé đang chơi đồ chơi nào đó mà chỉ cần mở nhạc lên là bé sẽ ngồi lắng nghe chăm chú, lắc lư theo điệu nhạc và cười rạng rỡ. Mỗi lần ăn cơm mà bật nhạc là bé ăn rất giỏi. Bé Văn có trí nhớ tốt và khả năng bắt chước rất “siêu”, đó cũng là một cậu bé rất tình cảm nữa.
- Anh đã có một tuổi thơ thế nào? Và điều đó có ảnh hưởng gì đến việc anh sẽ dành một tuổi thơ cho con trai mình sau này hay không?
- Tuổi thơ của tôi rất nhiều màu sắc, để kể thì có lẽ nhiều giờ cũng chưa hết được nhưng đó là một tuổi thơ đẹp vì hồi bé tôi rất hiếu động và nhiều ước mơ. Những trò chơi ngày bé thì nhiều không biết bao nhiêu mà kể…
Bây giờ khi có con trai đầu lòng, tôi rất muốn bé Văn cũng có được những điều đó vì nó rất đẹp và hồn nhiên. Mặc dù điều kiện và hoàn cảnh sống bây giờ cũng khác nhiều nhưng vợ chồng tôi sẽ cố gắng để cho bé có một tuổi thơ thật đẹp. Những lúc ở gần nhau, cuối tuần tôi và An thường đưa bé đi chơi công viên gần nhà, ở đó có đồ chơi cho bé chơi, bé được chạy nhảy thỏa thích. Mỗi tối trước khi đi ngủ An vẫn thường đọc truyện cho bé nghe. Tôi cũng thường đàn piano và hát với bé. Bé Văn cũng có nhiều đồ chơi do tôi tự chế tạo đấy. - Một người bận bịu như anh, thời gian dành cho gia đình có bị hạn chế nhiều không? - Thú thật là tôi cảm thấy áy náy khi không thể gần gũi vợ con nhiều được. Vì thế, khi nào có thể là tôi sẽ bay sang ngay để được gần vợ con mình. May mắn là bà xã rất hiểu và thông cảm cho công việc của tôi, thậm chí còn hỗ trợ tôi nhiều trong công việc nữa nên cũng đỡ phần nào áy náy (cười).
- Trong gia đình anh có phân công công việc để chăm sóc cho con trai không? Ví dụ như bố sẽ là gì và mẹ sẽ làm gì? - Có chứ! Bởi vì An làm việc ở nhà và cũng thường xuyên làm vệc khuya nên sáng ngủ dậy tôi sẽ cho bé uống sữa, thay quần áo, đánh răng rồi đưa bé đến trường. Công việc ở nhà còn lại là nhường cho bà xã.
Chúng tôi còn cho bé ngủ ở phòng riêng để rèn luyện thêm tính tự lập từ nhỏ cho con mình.
- Anh nghĩ mình là một người bố thế nào?
- Tôi biết mình chưa phải là một người bố đủ trách nhiệm với con trai mình vì đã không gần gũi bé thường xuyên. Song tình thương yêu mà tôi dành cho bé thật khó mà nói hết được và chắc chắn một điều là tương lai bé sẽ luôn được ở cạnh bên bố mẹ. - Giữa hai vợ chồng anh có những bất đồng trong việc chăm sóc và dạy dỗ con không? Nếu có sẽ được giải quyết thế nào? - Thi thoảng An vẫn nói là tôi hay chiều con quá nhưng cũng thông cảm vì tôi đã không ở bên con trai mình nhiều. Còn việc dạy dỗ con cái thì phải thống nhất với nhau, cũng có những lúc chúng tôi không đồng nhất được quan điểm và thường sau đó sẽ được giải quyết bằng một buổi nói chuyện để trao đổi và bàn thảo với nhau. - Anh muốn giáo dục con cái theo hướng nào? Thuần Việt hay sẽ được Âu hóa khi mà anh thì ở Việt Nam còn vợ và con trai mình lại đang sống chủ yếu ở Mỹ? - Cả tôi và vợ đều nghĩ là sẽ không hướng theo cách Âu không hay Á không vì tôi thấy cách nào cũng có điểm mạnh của nó. Chỉ có điều bây giờ môi trường sinh hoạt của bé là sống ở Mỹ nên hai vợ chồng sẽ dựa theo tình hình thực rế mà giáo dục bé. Chắc chắn là tiếng Việt hay những giá trị truyền thống của người Việt mình, hai vợ chồng sẽ duy trì, dạy dỗ bé. Gia đình ngoại ở bên Mỹ cũng rất giữ gìn những nét truyền thống của mình, Những ngày giỗ ông bà, lễ tết của Việt Nam cũng đi chùa và giữ được nề nếp huống chi ông bà nội đều ở Việt Nam. Vợ chồng tôi đều muốn bé trở thành một người thanh niên hiện đại nhưng luôn biết về cội nguồn và những nét truyền thống của Việt Nam mình.
- Vậy còn những áp lực mà con trai anh sẽ gặp khi có một người bố nổi tiếng như anh thì sao? Anh có nghĩ đến điều này? - Tôi nghĩ là điều này chắc không có đâu vì bé vẫn còn nhỏ nên chưa chịu áp lực gì. Đối diện với đám đông mà tôi thấy cu cậu vẫn tỉnh bơ như không. Hồi 6 tháng là bé Văn đã về Việt Nam và tham gia một tiết mục trong live show của bố rồi, anh chàng cười khoái trí lắm nên tôi nghĩ không có gì đáng ngại.
- Xin cảm ơn và chúc gia đình anh luôn tràn ngập tiếng cười!
Theo TGTD.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|