Trang Bạn đọc
Người hốt tiền, ta "đốt tiền" |
![]() |
![]() |
![]() |
VĂN HOÁ - Hậu trường | |||||||||
Live show thế giới: Cỗ máy thu “tiền tươi”?
Quả có thế, khi các trang web âm nhạc và tình trạng download nhạc thoải mái đã giáng một đòn nặng cho ngành công nghiệp ghi âm và hệ thống bán lẻ băng đĩa, thì có giải pháp nào hơn là “bán nhạc tươi” (live music, live concert)! Năm 2007 và 2008, các ngôi sao ca nhạc đã thu bộn tiền từ các show diễn này. Cuộc tái hợp chớp nhoáng của “năm cô gái gia vị” Spice Girls mang về cho họ 16,5 triệu bảng Anh (tương đương 47 tỷ đồng) sau 11 buổi diễn tại nhà hát ngoài trời O2. Nhóm The Police của chàng ca sĩ - nhạc sĩ Sting chỉ diễn hai buổi tại sân vận động State de France 104.000 chỗ ngồi mà đã thu về 7,2 triệu bảng. Sau đó họ còn thu thêm 3,5 triệu bảng tại sân vận động Tokyo Dome (Nhật Bản) và 2,9 triệu bảng trên sân vận động Maracana (Rio de Janeiro, Brazil).
Bây giờ nói chuyện làm live show ở Việt Nam giống đem tiền đi đốt chẳng có gì gây sốc, vì nó được xem là “bình thường thôi”, ai làm live show kiếm tiền mới là chuyện lạ. Nhưng thực ra “chuyện lạ” vốn là “chuyện quen” của nhiều năm trước. Tháng 3/2007, Lam Trường, ngôi sao có độ “hot” lâu hạng nhất trên thị trường nhạc Việt (đo bằng “phong vũ biểu” Top ten Làn sóng xanh, nơi Lam Trường trụ hạng lâu nhất và cao nhất), tổ chức live show hoành tráng và chuyên nghiệp nhất của mình - Chuyện hôm qua, tại Nhà thi đấu Quân khu 7. Cái tên Chuyện hôm qua như “ám” vào chương trình, vì từ Chuyện hôm qua và show Bi-Rain trước đó ít lâu, những ngày vàng của live show Việt bắt đầu trở thành “ngày hôm qua”, để rồi sau đó “đường băng đón show diễn quốc tế” (được kỳ vọng từ show Bi-Rain) bị “bóc” ngay, và live show của các ngôi sao ca nhạc trong nước dù vắng dù đông cũng cầm chắc lỗ (tiền), may ra thì lãi (danh) tiếng.
Ở đây trước hết phải “khoanh vùng” chữ live show, được dùng để chỉ live show của những ngôi sao ca nhạc, có những tiêu chuẩn về sân khấu, về âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo... Còn live show có nghĩa một show ca nhạc sống như các tụ điểm Trống Đồng, 126 vẫn tổ chức hàng đêm thì lại là khu vực khác, khu vực này vẫn sống khỏe, vẫn có lãi - bằng chứng là chúng vẫn hoạt động ì xèo tháng này qua năm khác mà chưa bao giờ ế khách! Vậy thì hãy nói đến các live show của những ngôi sao ca nhạc. Trước hết, nếu không phải là ngôi sao ca nhạc, không có đủ sức hút công chúng (đôi khi rất khó lý giải) của ngôi sao, mà cố chen chân vào live show đẳng cấp của các ngôi sao thì vé ế hoặc phải phát không là chuyện đương nhiên. Tất nhiên chẳng nhà tổ chức, ông bầu nào ngớ ngẩn tới mức bỏ tiền để làm những show như vậy, nhưng đó lại được xem là “đường tắt kiếm danh” của các ca sĩ hạng bèo hoặc những ca sĩ lâu ngày ít được ai nhòm ngó tới. Đây là kiểu làm show khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, ca sĩ tự bỏ tiền túi đầu tư, một dạng làm show lớn để “kiếm” show nhỏ. Lâm Chí Khanh khá nổi tiếng trong kiểu live show này sau khi đã bán cả nhà để làm tới hai live show “chẳng đâu vào đâu”. Ngay cả Mỹ Lệ, một ca sĩ hạng cao hơn Lâm Chí Khanh nhiều, nhưng live show Mỹ Lệ in Symphony, nói cho bằng, cũng được làm theo kiểu ấy. Live show kiểu này lỗ tiền là cầm chắc, bản thân ca sĩ - người bỏ tiền - cũng biết như vậy, nhưng lãi danh và nhờ đó cũng có thể kiếm tiền sau bù lại. Trong khi đó, cả chương trình Duyên dáng Việt Nam hàng trăm con người chỉ cần “đổ bộ” vào nhà hát Esplanade, Singapore, là mọi thứ, sân khấu, âm thanh, ánh sáng “chuẩn” ngay. (Ở đây xin mở ngoặc nói thêm, chỉ không gian sang trọng và vô cùng nghệ thuật của nhà hát Trái sầu riêng này đã đủ khiến bạn vững tin khi bỏ ra vài chục đô-la Singapore để mua vé vào cửa. Ngược lại, mỗi lần phải đi qua “không gian đám cưới” ở tầng trệt để vào sân khấu Nhà hát Bến Thành là người xem đã thấy... ngán ngẩm !”. Một không gian biểu diễn thiếu chuyên nghiệp cho hoạt động biểu diễn không chỉ đội giá thành tổ chức biểu diễn lên cao mà còn luôn luôn “không an toàn”: hai lần live show Phương Thanh đã bị mưa “hành”, đêm diễn Sóng đa tần của Mỹ Tâm tại SVĐ Tao Đàn vì mưa mà giảm hẳn hiệu quả... Live show “thực sự” của Hồ Ngọc Hà sắp tới đây cũng sẽ chỉ tổ chức ở TP.HCM để đảm bảo an toàn chất lượng (các đêm diễn xuyên Việt trước đó của Hà sẽ chỉ mang tính “hâm nóng”). Dựng sân khấu một lần rồi bỏ, dàn âm thanh ánh sáng “set-up” cho một đêm rồi rút v.v...- live show Việt Nam quả là chơi rất sang, dùng một lần rồi thôi, chứ không thể khai thác “thâm canh” như các ngôi sao quốc tế. Và đã sang, thì phải chịu lỗ! Đến The Mofatts hay Bi-Rain qua đây còn không dám quay lại vì thua lỗ nữa là... Thị trường ấy mới manh nha phát triển từ cuối thập niên 1990 thì chưa đầy 10 năm sau đã bị cơn bão của các live show miễn phí, từ show-event khách hàng đến show ca nhạc truyền hình, “đánh dẹp” vào một góc. Khán giả vừa bắt đầu có thói quen mua vé, thì nay, lại là thói quen xem “free” hoặc vé mời! Có thể xem đây như một bước lùi của thị trường nhạc Việt. Không có thị trường (thực sự) thì có mang công nghệ kỹ xảo tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp ở đâu về cũng đừng mong gì có thể kinh doanh bằng live show. Ngay cả kinh doanh băng đĩa cũng đã gần như tuyệt vọng rồi! Theo TT&VH.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|