Cùng sáng tác

  • Hãy tham gia
  • Đăng nhập
  • Bạn đọc gửi

Text-Edit2Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Một sân chơi cho các sáng tác trẻ, mời các bạn tham gia, hãy đăng ký tài khoản thành viên trong ít phút



Bạn đọc mới gửi

Khi nhà văn ‘tắc tị’ PDF. In Email
ĐỜI SỐNG VĂN HỌC - Đời sống văn nghệ

Nhà văn Michael Morpurgo

Khi bất lực với cây bút, trang giấy trước mặt các nhà văn dường như hóa thành chiếc khăn trải bàn. Màn hình máy tính tẻ ngắt chỉ chực phát ra tiếng ầm ù giễu nhại. Đó là tình cảnh mà phần lớn các nghệ sĩ ngôn từ từng gặp phải một vài lần trong cuộc đời cầm bút.


Những tên tuổi lẫy lừng và có ảnh hưởng lớn như Leo Tolstoy, Virginia Woolf, Ernest Hemingway, Joseph Conrad, Katherine Mansfield cũng từng rơi vào cảnh bị “đóng băng”. Đó không phải là dấu hiệu thể hiện sự yếu kém của nhà văn mà có lẽ chỉ bộc lộ trạng thái căng thẳng hoặc thói cầu toàn của họ. Có khi, tác giả đột nhiên không thể viết tiếp chỉ vì cơ chế kiểm duyệt bản thân khắt khe khiến họ nghĩ rằng, một hai chương mình vừa viết không đạt đến tầm Shakespeare. Một số nhà văn lại bế tắc chỉ vì loay hoay tìm cho ra một từ ngữ thích hợp nhất. Gustave Flaubert - tác giả Bà Bovary - từng rên rỉ với một người bạn: “Anh không thể hình dung được cảnh tôi từng ngồi cả ngày, vò đầu bứt tai, cố vắt bộ não vô dụng của mình chỉ để tìm một từ”.

Thời hiện đại, điển hình nhất cho tình trạng bế tắc của nhà văn là trường hợp của Henry Roth. Ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay - Call It Sleep - năm 1934. Sau nhiều lần nỗ lực viết tiếp tác phẩm thứ hai nhưng bất thành, Roth quẳng bút quay ra làm lính cứu hỏa, giáo viên, thậm chí là chấp nhận cả những công việc lao động phổ thông. Vào những năm 1960, nhà văn mới bắt đầu viết trở lại. Ông viết một mạch và ở tuổi 73 bắt đầu lần lượt xuất bản bộ truyện Mercy Of A Rude Stream. Cuốn đầu tiên của series này - A Star Shines Over Morris Park - ra mắt năm 1994, đúng 60 năm sau khi tác phẩm đầu tay của nhà văn xuất bản. Không chỉ có nhà văn mới gặp khó khăn, cạn cảm hứng, Philip Larkin từng khổ sở thốt lên: “Tôi không phụ thơ mà thơ ca đã rời bỏ tôi”.

Rất nhiều liệu pháp đã được các chuyên gia đưa ra để chữa trị tình trạng bế tắc: giữ thói quen ghi chép, viết như là đang tâm sự với một người bạn, chăm chỉ tập thể dục, bỏ qua phần đầu, bắt đầu viết từ phần giữa, thậm chí là cả ăn táo trong khi đang tắm (lời khuyên của Agatha Christie nhằm khởi động lại trí tưởng tượng)… Nhưng tất cả dường như đều vô hiệu.

Dưới đây là tâm sự của một số nhà văn về hiện trạng đóng băng của họ

Philip Hensher - Tiểu thuyết gia:

Sự tắc tị là điều diễn ra rất tự nhiên khi kho dự trữ cảm hứng và vốn sống bị cạn kiệt. Tình huống này thường xảy ra vào giai đoạn gần cuối của một cuốn tiểu thuyết. Có những thời kỳ, tôi không viết được gì trong suốt hơn một năm. Nhưng tôi luôn cố giữ bình tĩnh và hy vọng rằng, một ngày không xa, mình lại có thể tiếp tục viết. Nhưng quả thực, đó thường là những trải nghiệm rất bồn chồn. Nếu bạn không viết được gì trong suốt 18 tháng, bạn sẽ không khỏi hoảng hốt tự hỏi bản thân rằng: điều gì sẽ xảy ra nếu ta không bao giờ viết lại được nữa?

Meera Syal - nhà viết kịch, nhà báo:

Có những lúc, tôi cảm thấy không có lý do gì để ngồi trước trang giấy hay màn hình máy tính. Khi điều đó xảy ra, tôi chuyển sang chơi thể thao, đi thăm bạn bè hoặc chuyện phiếm về một đề tài vô thưởng vô phạt nào đó. Tôi làm như vậy với hy vọng, não bộ của mình sẽ hoạt động bình thường trở lại…

Michael Rosen - nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi

Khi bế tắc giữa một bài thơ, điều tốt nhất bạn nên làm là để mặc nó đấy đã. Có khi bạn phải ngắt quãng bài thơ của mình suốt 5 năm. Với thơ ca, bạn sẽ không biết nó đi đến đâu nếu không được cảm hứng mách bảo. Để đối phó với tình trạng đó, tôi chuyển sang ghi chép. Biết đâu trong quá trình ghi chép những chi tiết vụn vặn, có những điều tuyệt vời sẽ ập đến. Ngoài ra, tôi đọc, đọc miên man, vô tận.

Jilly Cooper - nhà văn

Hiện tượng nghẽn mạch của nhà văn có thể hình dung như một người lái đò không biết làm sao đưa đẩy mái chèo cho con thuyền trôi. Khi điều đó xảy ra, người ta sẽ dễ dàng mất tự tin. Một cách tôi thường làm là đọc lại tóm tắt, hình dung lại toàn bộ câu chuyện. Điều này giúp tôi củng cố lại sự tự tin.

Michael Morpurgo - nhà văn viết cho thiếu nhi

Trong suốt 2 năm, tôi như một chú gấu ngủ đông. Nhưng tôi không mấy trằn trọc về điều đó. Thay vì sáng tác, tôi nghĩ mình có thể viết về công việc bếp núc của nhà văn. Một khi bạn nghĩ mình đang bế tắc, tức là bạn đã tự trói buộc mình. Tôi không bao giờ ngồi trước một trang giấy khi chưa có ý niệm về những gì mình định làm. Tôi luôn cố gắng để cảm hứng đong đầy bằng cách thường xuyên thu thập vốn sống. Tôi gặp gỡ mọi người, đi mọi nơi, xem mọi bộ phim để chống lại sự tắc mạch của công việc sáng tác.

Will Selff - tiểu thuyết gia

Tôi không bao giờ gặp bế tắc cả. Viết cũng như là một hoạt động cơ bắp, mà đã thế, bạn phải luyện tập. Tôi thậm chí không coi đó là sáng tác mà là đánh máy.

(Nguồn: Independent)

 

Bài mới đăng

Ai đang xem

Hiện có 560 khách Trực tuyến

Bài viết liên quan

Lịch Bài viết

< Tháng 2 2006 >
Th Th Th Th Th Th Ch
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28          
method man snoop dogg buy cialis or generic tadalafil