Cùng sáng tác
- Hãy tham gia
- Đăng nhập
- Bạn đọc gửi

Thành viên mới
Thành viên năng động
Trang Bạn đọc
Bạn đọc mới gửi
Ý tưởng về ‘làng thơ ca’ đầu tiên tại VN |
![]() |
![]() |
![]() |
ĐỜI SỐNG VĂN HỌC - Đời sống văn nghệ | |||
![]() - Đúng là ở Hà Tây có trên 1.000 làng nghề truyền thống. Tôi có thể kể một số làng nghệ thuật như làng Họa, làng Mỹ Nghệ, làng chèo Cổ Phong… Tất cả các làng hình thành từ lâu rồi. Và làng thơ cũng tồn tại cách đây 30 năm bởi những người trong làng làm thơ từ ngày đó. Họ chính là những người khai sinh ra làng thơ. Còn chúng tôi hiện nay chỉ tìm cách công nhận làng thơ để đông đảo mọi người được biết tới. - Đâu là điểm khác biệt giữa làng thơ với các làng khác? [/i] - Điều đặc biệt là ngày hội thơ được lấy làm ngày hội làng (ngày 19/5 hàng năm). Tôi cho rằng, không ở đâu (ngay cả trên thế giới) tồn tại điều này. Có thể coi đây như một phong tục mới ở làng thơ. Trong khi ngày hội làng là để tôn vinh, tưởng nhớ những nhân vật có thật, những huyền thoại của làng, thì ngày hội làng ở làng thơ có hoạt động chính là “Đọc thơ” dù không có ai là “Thần thơ” cả. Tất cả người làng đều tham gia, họ giãi bày tình cảm, nỗi lòng của mình qua thơ. Những ai không tham gia ngày hội thì thông qua con cháu những bài thơ của họ vẫn vang lên trong ngày hội thơ. Họ làm thơ không phải để lập thành tích, đề bạt bất kỳ giải thưởng nào mà họ làm thơ để cất lên tiếng nói của mình. Đây chính là sự thiêng liêng của làng thơ. - Vậy làng thơ có những tiêu chí cụ thể như thế nào? [/i] - Hiện nay, làng thơ vẫn có những hội thi thơ diễn ra hàng năm và các buổi đọc thơ vào thứ năm hàng tuần trên đài phát thanh của thôn. Nhưng, ngoài hội thi thơ thì sự tác động còn ít. Vì thế chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu, đề ra những tiêu chí cụ thể đối với các chương trình hoạt động để có sự tác động tích cực hơn nữa. Nhưng chúng tôi cần có sự đồng thuận của dân làng, phải có một ban của làng tham gia việc xây dựng các quy chế. Ngoài ra, từ trước đến nay, mọi người làm thơ rất tự do, không theo quy luật nào. Có thể chúng tôi sẽ phổ biến tới mọi người dưới các hình thức của thơ. Chúng tôi cùng dân làng từng bước thực hiện và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. - Theo ông, trong xã hội hiện đại một làng thơ đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển văn hóa và bảo tồn văn hóa dân gian? [/i] - Tôi cho rằng, nơi này sẽ là cái nôi của những người làm thơ. Dân tộc mình vẫn thường dùng những câu ca dao, tục ngữ để cảm hóa lẫn nhau trong việc xây dựng quê hương, làng xóm, giữ gìn thuần phong mỹ tục… Nay làng thơ kế thừa truyền thống ca dao, tục ngữ lấy thơ như một tuyên ngôn của làng để truyền tải đức, cảm hóa, giáo dục khích lệ mọi người hướng tới cái thiện, cái tốt, đẩy lùi điều xấu, cái ác. Họ chinh phục nhau bằng tình cảm chân thành nhất, xuất phát từ đời sống đẹp mà mộc mạc, bình dị. - Nếu là một thành viên của làng thơ, ông sẽ đọc các bài thơ trên đài phát thanh của thôn cho mọi người nghe?[/i] - Vâng. Đó là niềm vinh dự lớn của tôi. Nếu được làng thơ cho phép, tôi sẽ đọc các tác phẩm của mình với mong muốn chia sẻ với tất cả mọi người dân. - Ở Hà Tây, nếu đạt được các tiêu chí trên, làng nào sẽ vinh dự được công nhận là làng thơ đầu tiên?[/i] - Theo tôi, hiện chỉ có làng Chùa (Ứng Hòa - Hà Tây) là hội tụ đầy đủ các yếu tố. Ngoài ra, làng Chùa còn mang tính kế thừa và phát triển mà không phải làng nào cũng có được. Muốn công nhận các làng thơ khác, tôi nghĩ phải một thời gian nữa. Hạnh Hoa thực hiện (Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa)
Tin mới hơn:
|
Thành viên sáng tác Văn Nghệ Chủ Nhật
« 1 2 3 »
« 1 2 3 »
Mới nhất
Năng động nhất
Nổi tiếng nhất