Cùng sáng tác
- Hãy tham gia
- Đăng nhập
- Bạn đọc gửi

Thành viên mới
Thành viên năng động
Trang Bạn đọc
Bạn đọc mới gửi
Hoa trên mộ Algernon |
![]() |
![]() |
![]() |
TIN TỨC VĂN HỌC - Tác giả-Tác phẩm | |||||
Hình tượng Charlie, cũng như những nhân vật Tí hon, chàng Ngốc, vua Ếch hay Sọ dừa… trong truyện dân gian, nhắc nhở về nguy cơ con người văn minh luôn luôn có thể trở lại thành "ngu dốt", bất tri, vụng dại. Tên sách: Hoa trên mộ Algernon Ý tưởng “trí thông minh nhân tạo” từng ám ảnh con người trong thời đại khoa học công nghệ, trở thành chất liệu văn chương được khai triển một cách sắc bén thuyết phục trong cuốn tiểu thuyết của Keyes. Nhưng đây lại là cuốn sách viết về giá trị làm người và giá trị của nhân tính, bất luận trong thời đại nào. Bộ phim Charlie (2008) chuyển thể từ tiểu thuyết đã mang lại giải Oscar danh giá cho tác giả và những nhà làm phim. Trí thông minh của Charlie chỉ vừa đủ để anh chấp nhận và chịu đựng được tình cảnh khốn khó của mình. Bị cha mẹ và em gái bỏ rơi, anh kiếm chốn nương thân trong lò bánh mì của ông chủ Donner, và chỉ đủ năng lực để làm chân sai vặt. Là đối tượng của những trò đùa quái quỷ, nhiều khi tới mức nhẫn tâm của các bạn đồng lứa, anh không đủ khả năng ý thức và lý giải, mà chỉ cảm thấy đau lòng. Nhưng Charlie lại sẵn mang một hoài bão đẹp, đó là được trở nên thông minh hơn và hiểu biết hơn. Anh đã học đọc, học viết để có thể ghi chép những suy nghĩ và cảm nhận của mình, dù bằng một thứ từ ngữ và văn phạm thơ ngây, vụng dại, đầy lỗi.
Nhân vật hư cấu Charlie, bị tước bỏ trí khôn và bản năng vị kỷ thông thường, vừa là một kiểu con người - nạn nhân, không hề có phương tiện tự vệ nào, kể cả ý thức về bản thân, nhưng vừa đại diện cho bản năng hướng thiện, biết đau, biết yêu thương, biết cảm xúc và hướng về cái đẹp của con người. Trong vẻ ngoài tàn tật, bị ruồng bỏ, Charlie lại là biểu tượng của tính người và cái đẹp. Hình tượng Charlie, cũng như những nhân vật Tí hon, chàng Ngốc, vua Ếch hay Sọ dừa… trong truyện dân gian, nhắc nhở về nguy cơ luôn luôn có thể trở lại thành “ngu dốt”, bất tri, vụng dại của con người văn minh. Sự “ngu dốt”, tăm tối luôn mai phục sẵn trong đời sống và con người, mà thứ trí khôn cơ giới, tự mãn, chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Nói theo cách cực đoan, thì ngu dốt mới là bản chất sâu xa, là nhân tính bị che khuất sau những thành tựu văn minh hào nhoáng màu mè, cũng tương tự như biết đau và biết yêu thương là chân tính của con người nhưng thường xuyên bị vùi lấp. Câu chuyện được kể qua những trang nhật ký ghi chép hành trình cảm xúc và tâm trí của Charlie, từ ngốc nghếch đến khi trở thành tinh khôn, rồi thông thái siêu việt, nhờ phẫu thuật cấy ghép trí thông minh nhân tạo, và dần dần “mất phép thông công”, trở lại thành ngây ngô như ban đầu, tiếp tục còn trì độn hơn, với nguy cơ giáp mặt cái chết. Đây không chỉ câu chuyện cảm động của con người đã chiến đấu bằng tất cả sự nồng hậu và lòng ngay thẳng cho khát vọng tri thức và bình đẳng, dẫu biết trước sự thông thái của mình chẳng tồn tại bao lâu, mà còn là sự tái hiện nỗi đau, cảm giác tủi nhục, sự bất công, ngộ nhận và mê muội. Có được trí khôn, Charlie lần lượt tái hiện và lý giải thấu đáo sự bất bình đẳng của anh với thế giới xung quanh, nỗi đau đớn khôn tả và những ảo tưởng cũng như sự bất lực ngày một chồng chất dày thêm quanh tồn tại của anh suốt hơn ba mươi năm. Hình tượng Algernon, chú chuột thí nghiệm được cấy ghép thành công trí thông minh nhân tạo, kẻ “qua mặt” Charlie trong những trắc nghiệm trí tuệ khi anh còn ngây ngô, cũng là kẻ tiên báo số phận bi thảm của Charlie bằng cái chết của nó, là hình ảnh đối chiếu song trùng nhấn mạnh ý nghĩa “nạn nhân” cũng như ý nghĩa mỉa mai cay đắng trong sự tồn tại của cặp người - chuột này. Dẫu trí tuệ loài người có thể tạo ra một con chuột thông minh hơn cả con người, ở đây là những người thiểu năng kém may mắn, và tạo ra con người thông minh siêu việt, thì cũng không thể thay đổi được những quy luật sòng phẳng của tự nhiên. Xét cho cùng, trí tuệ nhân tạo siêu việt của Charlie cũng không thể có ý nghĩa vượt quá trí thông minh khác thường nhưng vô ích của một con chuột, trong vòng luân chuyển tất yếu của thiên nhiên, vũ trụ. Câu chuyện khép lại bằng lời nhắn gửi của Charlie trước khi tự nguyện vào sống trong trại dành cho người thiểu năng để chủ động chờ đón cái chết một cách dũng cảm và sòng phẳng, như anh đã luôn như vậy. “Đặt giùm hoa lên mộ Algernon”. Điều còn cao quý hơn cả trí thông minh, đó là sự đồng cảm, tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Theo Time.
Older news items:
|