Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Đăng nhập Đăng ký Điều chỉnh
Email In PDF.

Giã từ Yên Tử- thơ Vũ Quần Phương

Giã từ Yên Tử- thơ Vũ Quần PhươngGIÃ TỪ YÊN TỬ ( *) Thôi thông ở lại với trời Ta về phố chợ với người hồng nhan Cõi trần bào ruột xót gan Bát cơm nóng hổi giòn tan miếng cà Đã quen tiếng chó tiếng gà Mái tranh lạt buộc hiên nhà phên che Giã từ sương núi mây khe Giã từ kinh kệ về nghe chuyện đời Lăng nhăng trăm sự rối bời Mà sao yêu cái cõi người thẳm sâu . Vũ Quần Phương BÌNH GIẢI CỦA ĐỖ TRỌNG KHƠI
Thôi thông ở lại với trời... Câu giã từ như vọng khởi từ một tâm - chí những hơn hai thế kỷ trước: “Kiếp sau xin chớ làm người / Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...” (Nguyễn Công Trứ ) .
Trong cõi thiên nhiên cây cỏ, thông - có một vị trí cao nhã bậc nhất. Dù bao sương gió, thông là loài cây vẫn bền màu sắc. Vũ Quần Phương hiểu phẩm chất đó của thông, cũng như ông hiểu cảnh tình của bậc thi sĩ tiên hiền xa. Song ông vẫn “giã từ” với thông. Ông chấp nhận cuộc trở về với phố chợ, với cõi trần dù còn lăng nhăng trăm sự..., còn bào ruột xót gan... Cuộc đối thoại với thông, với thiên nhiên trời đất của hai thi nhân, hai tâm thế thời đại thực khác nhau như một Âm một Dương, một lánh đời u t, một sẻ chia vô ngại .

Vũ Quần Phương chia tay với thông - với bóng dáng một cõi sống để trở về dấn thân vào cõi hồng trần, sẻ chia cùng phận hồng nhan cảnh: Cõi trần bào ruột xót gan / Bát cơm nóng hổi giòn tan miếng cà... Sự chấp nhận đồng chịu ở đây là rất chi tiết cụ thể. Và xét toàn bài, thì đây là một cặp câu thơ 6/8 lạ. Tình thơ ở câu 6 vừa đầy đau xót, tang thương vậy mà sang câu 8 tình thơ lại rất êm ấm, an tịnh. Lạ mà không gây sự lệch xa, mà vẫn có được sức thú vị là bởi cái tình được xây trên cái thực của cảnh .


Câu thơ 2 nói điểm trở về là về “phố chợ”: Ta về phố chợ với người hồng nhan..., thực ra đấy chỉ là cách biểu tính, qua môi cảnh không gian thơ đã vẽ tiếp thì thấy lại rất gần với khung cảnh nhà quê hơn trong những nét hoạ đặc tả: Bát cơm nóng hổi giòn tan miếng cà / Đã quen tiếng chó tiếng gà / Mái tranh lạt buộc hiên nhà phên che... Còn nếu cứ cho rằng, địa điểm “phố chợ” là một điểm thật, điểm duy nhất thì ắt hẳn đó là cảnh “phố chợ” của thời xa . Vì ngay hình ảnh ngôi nhà mái tranh lạt buộc cũng đã không còn là hình ảnh đặc trưng phổ biến của nhà quê thời nay nữa. Với cánh nhìn ấy, từ điểm quy chiếu ấy cho thấy thấp thoáng trong thơ một kiểu người ẩn sĩ, cư sĩ thời trước. Qua đó mới hay hồn thơ Nguyễn Công Trứ đã ám ảnh từng bước cảm xúc thơ Vũ Quần Phơng trong suốt quá trình sáng tác thi phẩm GIÃ TỪ YÊN TỬ này. Cũng bởi vậy, càng thêm thấy rõ hơn tâm hồn kẻ sĩ xưa - nay vẫn hằng chung cõi thanh khí như không hề có thời gian vậy .

GIÃ TỪ YÊN TỬ - cuộc đối thoại, đối chứng giữa: Thông - thiên nhiên cây cỏ với tiếng chó, tiếng gà - muông thú tự nhiên. Ấy là cuộc chia tay mà không hề chia biệt. Nhà thơ - kẻ nhập thế sẻ chia, đồng chịu cõi bào ruột xót gan với người hồng nhan, nói “giã từ” chỉ là giã từ với cảnh xuất thế, vô ngã, vô vi mà thôi.


Vũ Quần Phương - thi sĩ đã làm một cuộc trở về với bản ngã, với cái chân thân của kiếp người, mỗi người trong cõi hồng trần dù còn nhiều đắng cay, xa xót nhưng cũng không ít sướng vui, hạnh phúc. Niềm sướng vui, hạnh phúc ở trong mỗi từng chi tiết giản dị của nếp sống đời thường ./.

ĐTK
(*) Rút trong tập bình thơ: Thơ hay- một cách nhìn của Đỗ Trọng Khơi ( Sắp in)



Add comment

Chúng tôi chỉ đồng ý hiển thị các lời bình bằng Tiếng Việt có dấu

Security code
Refresh

Video mới chia sẻ

 

Lời yêu mới...

Bạn đọc đang trực tuyến

    0 Thành viên và 223 Khách đang trực tuyến
    buy cialis or generic tadalafil