Cùng sáng tác

  • Hãy tham gia
  • Đăng nhập
  • Bạn đọc gửi

Text-Edit2Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Một sân chơi cho các sáng tác trẻ, mời các bạn tham gia, hãy đăng ký tài khoản thành viên trong ít phút



Bạn đọc mới gửi

Đỗ Hoàng Diệu từng chán chường với văn chương PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Phỏng vấn

Đỗ Hoàng Diệu từng chán chường với văn chươngLấy chồng và sinh con, suốt một thời gian dài, tác giả "Bóng đè" bỏ bê văn chương, cuộn tròn trong cuộc sống gia đình. Nhưng vừa trở về từ chuyến đi diễn thuyết tại 4 thành phố của Nhật Bản, Đỗ Hoàng Diệu lại trỗi dậy niềm đam mê viết.

- Chị và tác phẩm của chị được đón nhận như thế nào trong chuyến sang Nhật Bản vừa qua?

- Tôi sang Nhật theo lời mời của tổ chức Japan Foundation (JF) - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản thuộc Bộ Ngoại giao nước này. Để phục vụ cho chuyến đi của tôi, dịch giả Kato đã dịch 2 truyện Bóng đè, Dòng sông hủi và in thành một cuốn làm tài liệu tham khảo trước cho độc giả. Sang đó, tôi đã có các cuộc nói chuyện tại 4 thành phố, tiếp xúc với giáo sư Việt Nam học ở vài trường đại học và các chuyên gia, những người quan tâm đến Việt Nam, hai nhà văn nổi tiếng Nhật Bản cũng như nhiều tờ báo lớn. Điều ngạc nhiên là tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, nhưng không có những câu kiểu như: tại sao tôi viết về sex, tại sao tôi lại viết thế này mà không viết thế kia? Những gì tôi nhận được là những lời chia sẻ, động viên. Điều khiến tôi rất cảm động là họ đọc rất kỹ tác phẩm để có thể hỏi những câu như: Hoa quỳ là hoa gì? Có đúng là có tác dụng chữa bệnh không?... Đó là điều mà tôi cho là độc giả Việt Nam phải suy nghĩ. Bởi muốn bình luận cái gì thì phải đọc thật kỹ.

Đỗ Hoàng Diệu từng chán chường với văn chương_0
Đỗ Hoàng Diệu trong cuộc gặp với Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Báo chí Nhật Bản.

- Chủ tịch tổ chức JF đề nghị chị đưa ra đề xuất thiết thực để giúp nền văn học Việt Nam phát triển và đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Chị đã nêu ra ý kiến gì?

- Tôi đã đưa ra những đề xuất hết sức cụ thể. Văn học Việt Nam được giới thiệu ở Nhật còn rất ít. Nên tôi mong muốn chuyển dịch một tuyển tập tác phẩm của khoảng 5 tác giả đương thời của Việt Nam ra tiếng Nhật. Tôi cũng đã đề cử 5 gương mặt. Vấn đề bây giờ là chọn tác phẩm và tìm người dịch.

- 5 tác giả được chị đề nghị là những ai?

- Tôi có thể tiết lộ 2 người, Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Thuần. Còn 3 người nữa tôi xin được giữ bí mật. Đó là những tác giả mà khi đọc họ tôi thấy hay. Hơn nữa, họ có sự ảnh hưởng nhất định trong nước. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, tôi cũng đã nói rất hăng say về Vi Thùy Linh. Tôi mong muốn một tổ chức nào đó sẽ mời Linh đi Nhật, bởi Linh nói rất giỏi. Tôi tin cô ấy sẽ chinh phục độc giả Nhật.

- Chị có ấn tượng thế nào về độc giả Nhật và cách tổ chức một sự kiện giao lưu văn học của họ?

- Dù biết người Nhật rất cẩn thận và tỉ mỉ, tôi vẫn choáng trước sự chuẩn bị công phu cho sự kiện này. Họ đã chuẩn bị gần một năm trời, đã tổ chức cẩn trọng đến độ tôi không có gì phải chê trách. Tôi cảm thấy mình không xứng đáng với sự tiếp đón như vậy.

Đỗ Hoàng Diệu từng chán chường với văn chương_1
Hoàng Diệu cùng dịch giả Kato trong buổi nói chuyện ở Tokyo.

- Thế còn ấn tượng của chị về các thành phố Nhật Bản?

- Khi đến Mỹ hay đến Pháp lần đầu tiên, tôi không mấy ngỡ ngàng. Vì có lẽ trong tâm trí tôi đã hình dung sẵn, nước Mỹ phải thế này, Pháp phải thế kia. Nhưng khi đến Nhật, tôi thực sự choáng. Tôi đã ngồi trên tàu siêu tốc nối liền đảo này với đảo kia và nghĩ, không hiểu sao một nước châu Á, cũng da vàng tóc đen lại có thể làm được những điều phi thường như vậy.

- Chuyến đi này có ý nghĩa như thế nào với chị?

- Thời gian gần đây, tôi đã rất chán chường với văn chương khi mà đời sống văn học trong nước rơi vào ảm đạm, bản thân tôi viết ra thì khó được in. Hơn nữa, công việc gia đình con cái bận rộn cũng khiến tôi xao lãng với viết lách. Nhưng sau chuyến đi này, tôi sẽ viết trở lại. Bởi độc giả và người dân Nhật Bản đã tiếp thêm cho tôi sinh khí. Đó là những con người rất đáng yêu. Có độc giả sau khi nghe tôi nói chuyện ở thành phố này đã tiếp tục theo tôi đến thành phố khác để nghe. Có người lại làm bánh mang đến tặng, có người kiên nhẫn xếp hàng để xin chữ ký hoặc chịu khó học tiếng Việt để viết thiếp tặng tôi. Đó là những tình cảm không dễ gì có được.

- Nhà văn thường mắc phải tình trạng bế tắc sau thành công thứ nhất. Vậy sau "Bóng đè", phải chăng chị cũng rơi vào trạng thái này?

- Không, thực ra là không. Bởi nếu tôi không muốn viết thì thôi. Còn nếu muốn, nếu đã ngồi vào bàn thì không có gì ngăn tôi lại được cả. Sau Bóng đè, tôi cũng đã viết nhiều thứ khác mà không thấy bế tắc. Chỉ có điều, việc lấy chồng sinh con khiến tôi có phần lơ đãng với văn chương mà thôi.

- Người ta đã nói nhiều về thành công của "Bóng đè". Vậy mặt trái của thành công đó là gì?

- Nếu không viết Bóng đè, tôi có lẽ vẫn làm luật sư. Biết đâu như vậy lại tốt hơn. Nhưng nếu không viết Bóng đè, chắc gì tôi đã gặp được chồng mình - Alec. Thế nên tôi nghĩ, con người có số phận, mỗi tác phẩm, mỗi cuốn sách cũng đều có số phận.

Đỗ Hoàng Diệu từng chán chường với văn chương_2
Đỗ Hoàng Diệu giữa tiến sĩ Mori (phải) và phóng viên báo Ashahi.

- Hiện tại chị đang viết gì?

- Tôi đang viết một truyện thiếu nhi, truyện tranh. Chuyện kể về một con chuột đi lạc vào một chiếc máy bay hiện đại. Nó lang thang từ khoang hạng nhất đến khoang bình thường. Nó nhìn từng khách và đánh hơi từng mùi. Nó thấy những vị khách quần áo rất sang trọng nhưng lại đi một đôi tất rách. Nó còn chui xuống tận khoang hành lý để khám phá vô vàn chuyện thú vị.

- Vậy bây giờ, chị đã viết đến khoang nào rồi?

- Tôi đã viết đến khoang hành lý rồi.

- Vậy cuốn tiểu thuyết "Rắn và Tôi" chị đã viết đến đâu rồi?

- Tôi đã viết xong từ lâu nhưng hơi buồn là vẫn chưa ra mắt độc giả được. Nhiều người nói, mắc mớ có lẽ nằm ở cái tên của tôi chứ không phải vì bản thân cuốn sách.

- Bây giờ chị đang đọc gì?

- Tôi đang đọc tuyển tập văn học truyện ngắn Nhật Bản của nhiều tác giả có tên là Vườn cúc mùa thu. Đây là cuốn sách tập hợp những sáng tác xuất sắc của nền văn học Nhật mà một trong những dịch giả của cuốn sách đã mang tặng tôi ở Tokyo.

- Trước đây, Alec thường xuất hiện bên cạnh chị trong các sự kiện văn học. Còn bây giờ, anh tự đi một mình. Chị nghĩ sao về sự chủ động hoà nhập của Alec vào đời sống văn học ở Việt Nam?

- Bản thân công việc của Alec rất cần tham dự những sự kiện như thế. Hơn nữa bây giờ Alec đã "đủ lông đủ cánh" rồi nên tôi có thể ở nhà trông Asa để ưu tiên cho anh ấy đi.

- Tại sao chị chưa bao giờ chia sẻ hình ảnh của con gái trên báo chí?

- Tôi không muốn, Alec cũng không, đặc biệt là Alec. Asa bây giờ đã được 20 tháng tuổi, nói tiếng Việt và hiểu tiếng Anh. Gia đình tôi chắc chắn sẽ ở VN cho đến hết năm nay. Còn sau đó, chưa biết…

Theo Evan.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Bài mới đăng

Ai đang xem

Hiện có 531 khách Trực tuyến

Bài viết liên quan

Lịch Bài viết

< Tháng 5 2006 >
Th Th Th Th Th Th Ch
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
buy cialis or generic tadalafil