Cùng sáng tác

  • Hãy tham gia
  • Đăng nhập
  • Bạn đọc gửi

Text-Edit2Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Một sân chơi cho các sáng tác trẻ, mời các bạn tham gia, hãy đăng ký tài khoản thành viên trong ít phút



Bạn đọc mới gửi

Chân - thiện - mỹ ở đâu PDF. In Email
TIN TỨC VĂN HỌC - Tác giả-Tác phẩm
Chân - thiện - mỹ ở đâuSau những ồn ào từ báo chí và người đọc về “Lê Vân yêu và sống”, Nhà phê bình văn học Trịnh Thanh Sơn đã lên tiếng. Bài viết được đăng tải trên báo Văn nghệ trẻ số 56, ra ngày 12/11. Kính gửi nhà văn Bảo Ninh! Đọc xong bài Đọc tự truyện của Lê Vân của ông, in trên Văn nghệ trẻ số 45, tôi hết sức sửng sốt! Nhà văn Bảo Ninh, bạn tôi, tác giả cuốn Thân phận Tình yêu mà lại khen hết lời cuốn sách mà tôi coi là một sự nhục nhã cho những người cầm bút - Yêu và sống - tự truyện của Lê Vân ư? Đành rằng, tôi vẫn biết, xưa nay, người đọc sách có nhiều loại, nhiều thang bậc khác nhau, do trình độ văn hóa khác nhau, tuổi tác khác nhau, kinh nghiệm sống, và nhất là gu thẩm mỹ khác nhau. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, chuyện đồng sàng đồng mộng là lẽ thường, đây lại là Bảo Ninh, nhà văn Bảo Ninh, một bạn văn thân thiết mà tôi hằng quý trọng. Không mụ mị, không có vấn đề gì đó “lãng đãng” trong đầu óc, không thích “nói ngược”, hẳn ông không hạ bút viết những dòng tán dương hết sức bốc đồng và hoang đường này.
“Nhà thơ Bùi Mai Hạnh mà nay đích thị là một nhà văn, tác giả văn xuôi, đã viết nên một cuốn sách hay. Hay như thế nào thì mong một nhà phê bình đồng cảm với chúng tôi, những người ưa thích cuốn sách, sẽ phân tích, sẽ lập luận kỹ lưỡng, rành rẽ để chỉ ra những ưu điểm của tác giả và tác phẩm, còn chúng tôi, độc giả, chỉ biết một chữ “hay” để thể hiện cảm nhận của mình. Khi đang đọc Yêu và Sống của Bùi Mai Hạnh (sao lại của Bùi Mai Hạnh?) tôi chẳng còn biết rằng chị đang viết ở thể loại văn chương gì, tự truyện hay tiểu thuyết, mà hoàn toàn nhập tâm và lôi cuốn theo câu chữ. Văn của tác phẩm rất hay! Khó tính thì có thể chê đoạn này, đoạn khác, song cũng phải một hồi lâu sau khi gấp sách lại…”.

Với những lời tán tụng ấy, nếu Bảo Ninh là ủy viên hội đồng chấm giải Nobel thì Yêu và sống của Lê Vân chắc được đăng quang tại Hoàng gia Thụy Điển mất rồi. Yêu và Sống của Lê Vân (do Bùi Mai Hạnh ghi) là một cuốn sách hay ư? Vậy nó hay ở chỗ nào? Mỗi người cầm bút có lòng tự trọng và có ý thức, xưa nay, trước khi đặt bút đều phải tự đặt câu hỏi: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì?

Bằng vào cuốn Yêu và sống của Lê Vân, chúng ta có thể thấy ba câu trả lời sẽ là:

1. Viết về chính tôi và những người ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp, người tình, chồng con của tôi.

2. Viết cho tôi và mọi người cùng đọc.

3. Viết để bôi nhọ người và tự bôi nhọ mình. Viết để tung hê mọi giá trị nhân phẩm, đạo đức, mọi gương mặt văn nghệ hiện hữu ở nước mình. Tư tưởng chủ đạo của cuốn sách là: Vạch áo cho người xem lưng, là sám hối trước những lỗi lầm mà mình đã gây ra trong cuộc đời. Để cho bạn đọc tin, Lê Vân thề sẽ trung thực đến tận đáy, không giấu diếm bất cứ điều gì!

Chúng ta hãy xem, “cái lưng” trần của Lê Vân nói gì?

1. Trước hết, hãy xem cô sống:

Lê Vân sinh năm 1958 (Mậu Tuất) tại Hà Nội, trong một gia đình nghệ sĩ, cha là NSND Trần Tiến, mẹ là nghệ sĩ Lê Mai, có 2 em gái là NSND Lê Khanh và Lê Vi. Sau khi cha mẹ ly hôn, cha nhận nuôi Lê Vi, mẹ nhận nuôi Lê Khanh, cô cảm thấy mình là một kẻ thừa ra trong gia đình và cô không thể nào “yêu bố được”. Cô mô tả gia đình nhà cô giống như gia đình nhà Tênacđie trong Những người khốn khổ của Huygô, đọc mà phát kinh. Bố mẹ cô chửi bới cắn xé nhau suốt đêm này qua đêm khác vì ghen tuông, bà ghen ông rồi ông lại ghen bà. Giữa những cơn cắn xé nhau trong thù hận và tuyệt vọng ấy, bố cô còn nói với mẹ cô rằng "Lê Khanh không phải là con tôi".

Trong mắt cô, từ thuở ấu thơ cho tới giờ, bố cô là một người đàn ông vô tích sự, một người đàn ông hèn hạ, không đưa nổi đồng lương về cho vợ nuôi con, bao nhiêu tiền đem bao gái hết, dập dìu hết cô nọ đến cô kia.

Mẹ con cô cư xử thế nào mà nghệ sĩ Trần Tiến đáng yêu đáng kính phải kêu lên: “Ra đường, người ta quý tao như vàng, về nhà, chúng mày coi tao như đống cứt!”. Tôi thực sự bàng hoàng khi đọc những dòng chữ ấy, những dòng chữ được thoát thai từ miệng Lê Vân, một đứa con, con gái, nghệ sĩ ballet, ngôi sao màn bạc. Tục ngữ có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Đạo lý phương Đông không cho phép bất kỳ đứa con nào, dù nó là nghệ sĩ hay ông giời đi chăng nữa được phép nói hỗn hào với bố mình như vậy. Hành vi ấy, ứng xử ấy chỉ có tên là bất hiếu mà thôi!

Lên 10 tuổi, Lê Vân được tuyển vào trường múa, học chuyên ngành múa ballet. Cô tỏ ra có năng khiếu nghệ thuật, thừa hưởng cái gen nghệ sĩ của cha mẹ, vì vậy, cô được thày cô giáo và bạn bè cưng chiều. Nhưng cô không thèm biết đến điều ấy, cô chỉ thấy mái trường như một “trại tập trung” mà ở đó cô đói khát đến run cả chân tay, không múa được.

Tiêu chuẩn nhà nước nuôi cô mỗi tháng 21 kg gạo, nhưng cô vẫn đói, bởi nhà bếp, nhà kho đã ăn chặn tiêu chuẩn lương thực và thực phẩm của cô. Cô mất tự do vì những đội “cờ đỏ” trong trường, cô sợ tiếng kẻng tập thể dục buổi sáng. Cô chỉ có hai người bạn thân thì cả hai đều phản cô… Thày cô giáo dạy múa thì cũ kỹ, kém cỏi, không biết dạy, mãi sau này, cô mới được một thày giáo tốt, vừa tu nghiệp ở Liên xô về, dạy cô biết “múa như bông tuyết rơi đầu mùa”.

Gia đình, bạn bè, trường học thì đã vậy, còn đồng nghiệp thì sao? Đồng nghiệp của cô toàn một lũ bất tài, ghen tuông với vị trí solist của cô, nói xấu và tìm cách hại cô. Ra trường, về công tác ở nhà hát Nhạc vũ kịch, cô càng không có bạn. Rồi, dun dủi thế nào, cô được đạo diễn Nông Ích Đạt mời đi đóng phim Kim Đồng, rồi Những con đường.

Sau khi bén duyên Điện ảnh, cô nổi lên như cồn, có vai chính liên tiếp trong hàng chục bộ phim nổi tiếng sau đó. Chị Dậu trong phim cùng tên của Đạo diễn Phạm Văn Khoa, cô Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh, tuyên phi Đặng Thị Huệ trong Đêm hội Long trì và Kiếp phù du… của đạo diễn Hải Ninh. Với vai Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh, cô đã đoạt danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Quốc gia (1985). Các đạo diễn và cả ngành điện ảnh dường như đã dành cho cô tất cả sự ưu ái, công kênh cô lên thành ngôi sao màn bạc siêu hạng, cho cô đi Liên hoan phim nước ngoài liên tục, làm cho các nghệ sĩ khác phát thèm, thậm chí phát ghen.

Vậy mà, trong tự truyện của mình, cô coi ngành Điện ảnh Việt Nam chỉ là thứ điện ảnh nghiệp dư, được vận hành bởi một lũ bất tài tham lam vô độ, tham lam vô độ, chỉ nhăm nhăm mượn cớ làm phim để vơ tiền Nhà nước đút vào túi mình. Các đạo diễn đáng kính đã hết lòng nâng đỡ cô bị cô chê trách, phỉ báng, bôi nhọ thậm tệ.

Cô bảo vợ chồng đạo diễn Nông Ích Đạt (bố mẹ nuôi của cô) cùng uống thuốc ngủ tự tử vì uất ức không được phong tặng danh hiệu NSƯT. Cô bảo đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong khi làm phim đã tán tỉnh cô, tuổi hơn tuổi bố cô mà còn muốn lấy cô làm vợ… Cô bảo, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã dám mắng cô khi cô nói sai thoại trên trường quay, từ đó, cô “tuyệt giao” với đạo diễn này. Không những thế, vợ đạo diễn Đặng Nhật Minh còn bắn tiếng đánh ghen với cô.

Rồi cô mô tả ông đạo diễn này tóc tai bơ phờ, chạy chọt vận động hành lang để cố giữ cho bằng được cái ghế Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ hai. Cô bảo tất cả các Liên hoan sân khấu, liên hoan Điện ảnh Quốc gia là một thứ trò hề, là nơi để người ta trả những món nợ ân óan giang hồ, để chia bôi huy chương, bông sen vàng, bạc, để đãi đằng các địa phương đăng cai tổ chức…

2. Lê Vân yêu như thế nào?

Cô kể, từ năm 20 tuổi, từ khi rời trường múa, nhận công tác ở nhà hát Nhạc vũ kịch, người yêu đầu tiên của cô, mối tình đầu của cô là với một người đàn ông trung niên, “tóc đã bạc”, đã có một vợ hai con, đang sống rất hạnh phúc, tuổi xấp xỉ bố cô, cùng học trường Chu Văn An với bố cô. Ông ta học đạo diễn Opera ở Liên Xô về, công tác cùng nhà hát với cô. Biết “người ấy”, (dù tuyên bố sẽ “thành thực” đến tận đáy, song nhiều nhân vật trong tự truyện, Lê Vân chỉ gọi phiếm chỉ như vậy) đã có gia đình, biết tình yêu của hai người là tội lỗi, song cô vẫn lao vào như một con thiêu thân, bất kể chuyện gì xảy ra, miễn là cô giành được người đó trọn vẹn cho riêng mình.

Cuộc tình kéo dài 10 năm của cô, từ tuổi 20 tới tuổi 30, cũng là 10 năm hai người đàn bà chiến đấu để giành giật người đàn ông cho riêng mình. Cuối cùng, nhờ tuổi trẻ và nhan sắc, Lê Vân đã thắng một cách tuyệt đối. Người ấy ra tòa ly hôn, bỏ vợ và hai con thơ dại để chờ cưới Lê Vân. Nhưng óai ăm thay, chàng hôn phu dại gái ấy đã được một quả lừa nảy đom đóm mắt.

Trong một chuyến đi làm phim ở Sài Gòn, Lê Vân quen một gã lãng tử Tây lai, và thế là mối tình sét đánh đã xảy ra. Cô trao thân cho chàng Tây lai, ruồng bỏ vị hôn phu ngoài Hà Nội đang hối hả sắm đồ cưới, mỏi mắt trông chờ. Chao ôi, chỉ vì dại gái mà anh chàng đạo diễn Opera đáng thương kia, sau mười năm đeo đẳng, nay tan nát gia đình, bỏ vợ bỏ con, thân bại danh liệt. Anh ta chỉ còn biết giơ hai tay lên trời mà rằng: “Cô (Lê Vân) là đồ rắn độc!”.

Rắn độc thì rắn độc. Lê Vân quyết lấy anh Tây lai lãng tử kia làm chồng. Cô biết, bên Canada, anh ta đã có vợ và hai, ba con gì đấy, đang chung sống rất hạnh phúc. Mặc kệ, cô thích là cô lấy. Anh Tây lai lãng tử hăm hở bay về Canada, đùng đùng bỏ vợ, bỏ con để được lấy người đẹp. Anh ta không giàu. Lê Vân nói vậy, nhưng cũng đủ tiền mua đất, xây nhà khang trang cho cô ở phố Thụy Khuê. Rồi lại xây thêm một cái nhà to đùng nữa ở bên bờ Hồ Tây, cho Tây thuê, lấy tiền xài rủng rỉnh.

Mười năm chung sống với người đẹp, chẳng hiểu thế nào mà không thấy con cái gì, bạn bè cho rằng Lê Vân bị “tịt”. Anh Tây lai lãng tử thương cô lắm, vì dù sao, anh cũng có con bên kia đại dương rồi. Đùng một cái, sau một chuyến đi dự Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương tại Indonesia, Lê Vân gặp và yêu một nhà ngoại giao Hà Lan, làm việc cho Liên Hợp Quốc. Ăn ở với nhau mấy ngày, mấy đêm ở nước ngoài, cô đã có bầu. Hóa ra, cô không bị “tịt” như bạn bè tưởng! Cái gì phải đến thì đã đến.

Cô kéo xềnh xệch anh Tây lai lãng tử ra tòa ly hôn, để cô lấy nhà ngoại giao Hà Lan sang trọng kia. Anh Tây lai ngẩn ngơ như bị sét đánh, khóc than xin cô rộng lòng tha cho, anh hứa sẽ coi con cô như con mình, chăm nuôi tử tế. Nhưng đâu có được, bỏ là bỏ. Hai cái nhà đấy, chia ra, anh một, tôi một. "Gút - bai". Anh Tây lai lại thân bại danh liệt, thảm thê như chàng đạo diễn Opera năm nào! Thương thay!

Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, oái oăm làm sao, nhà ngoại giao Hà Lan kia cũng đã có vợ và hai con nơi chính quốc. Có vợ chưa bỏ thì làm sao kết hôn với người đẹp cho đàng hoàng được? Thôi thì cứ già nhân ngãi, non vợ chồng mà sống đại đi, đẻ con đại đi, đến đâu thì đến! Ngoài cái thai đầu phải cắn răng nạo đi, Lê Vân còn đẻ thêm 2 con trai nữa, hai đứa con không cần giấy giá thú. Cô mong ngày, mong đêm nhà ngoại giao bỏ vợ nơi chính quốc để cưới cô làm vợ chính thức, nhưng không hiểu vì lẽ gì, nhà ngoại giao đáng kính kia cứ khất lần, dùng dắng đến nay, đã 10 năm rồi chưa thực hiện.

Như vậy, Lê Vân kể, cô yêu ba lần, lấy chồng hai lần, ly hôn hai lần, làm tan vỡ hoàn toàn hai gia đình đang yên ổn, hạnh phúc, và rất có thể làm tan vỡ gia đình thứ ba, gia đình nhà ngoại giao Hà Lan đáng kính! Người ta đồn rằng ngôi sao chiếu mệnh của Lê Vân là Hắc tinh, là sao Quả tạ, nó chiếu vào người đàn ông nào thì chỉ có thân tàn ma dại, thân bại danh liệt mà thôi. Ngẫm ra, cái tuổi Mậu Tuất, Dương nữ kinh khủng thật!

Một cuốn sách viết cứ nhâng nháo như thế, khơi khơi như thế, tự bôi nhọ mình và bôi nhọ tất tần tật như thế mà ông Bảo Ninh đáng kính lại hết lời khen là hay ư? Cái chân, thiện, mỹ của văn chương, ông cất ở đâu rồi? Cứ cho rằng, tự truyện của Lê Vân là sự thực (chân) 100% đi, nhưng còn Thiện ở đâu? Mỹ ở đâu?

Những sự thực ô uế, một nhân cách phi luân, bẩn thỉu đó viết ra cho ai, viết để làm gì? Nếu tất cả các nữ nghệ sĩ Việt Nam cũng như Lê Vân, cũng lăng loàn, tham vàng bỏ ngãi, cũng chà đạp lên luật pháp và những qui ước xã hội về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ Á Đông… thì xã hội Việt Nam hôm nay sẽ ra làm sao?

Tuyên truyền cái lối sống ích kỷ, rừng rú, hoang dại ấy cho các em, các con, các cháu con nhà lành học tập hay sao? Có bố mẹ nào dám cho con gái mình đọc sách Lê Vân, học theo cách sống của Lê Vân hay không? Liệu ông Bảo Ninh có mong con gái mình học sống và yêu theo Lê Vân, người có cuốn tự truyện mà ông khen hết lời?

Dù thân thiết với ông Bảo Ninh đến mấy, tôi cũng không sao chịu nổi cái thói “xuýt chó vào bụi rậm” của ông! Nếu tôi nói có gì không phải, xin ông lượng thứ! Chào ông!

Hà Nội, 6/11/2006

Trịnh Thanh Sơn

(Theo Văn Nghệ Trẻ)
 

Bài mới đăng

Ai đang xem

Hiện có 559 khách Trực tuyến

Bài viết liên quan

Lịch Bài viết

< Tháng 4 2009 >
Th Th Th Th Th Th Ch
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
28 29 30      
buy cialis or generic tadalafil