Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thủa nào ra?
BÌNH GIẢI: của Đỗ Trọng Khơi
1. Người con trai xuất hiện qua hai câu thơ đầu thoạt xem thấy khá vẽ vời, điệu đàng. Dễ gây tương phản với cảnh tình đầy buồn thương, tiếc nuối. Xét kỹ vào sâu nội cảnh mới thấy không phải thế. Người con trai đã trèo lên cây rồi lại bước xuống vườn để hái hoa hái nụ. Nụ và hoa là đôi thứ cho ta biết về sắc và hương. Giá trị thực, quan trọng hơn mà cây hiến cho cuộc đời là trái quả thì người con trai, trong hoàn cảnh ấy đã không thể hái. Dù anh ta đã bước xuống cả một: vườn cà. Xin hiểu cho là hoa bưởi, tầm xuân nở vào tháng hai tháng ba, mà cà thì ra quả cũng vào thời gian này. Cà là thứ quả dùng để nén, muối và nấu canh ăn. Vì vậy, nhân vật "anh" trong thơ mà hái thứ quả này tất nó sẽ gây cho cảnh thơ nỗi buồn cô đơn rất lớn. Bởi nó gợi ra cảnh sống gia đình chồng vợ vui vầy bên bữa ăn sớm tối. Câu, "Bước xuống vườn cà..." không để "hái cà" mà lại đi "hái nụ tầm xuân" là rất tinh tế, giấu đi kín nhẹm cái nội dung tình cảm ấy. "Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương" hay "Bao giờ cà chín cà xanh / Anh cho một quả để dành mớm con..." (Ca dao). Hình ảnh "người vợ" (lẽ ra là vậy!) đã lồng soi, khúc xạ qua mùi hương bóng sắc của nụ và hoa, đặc biệt qua sức ẩn dụ của "vườn cà", khi người con trai bước gần lại bên người con gái "đã có chồng" mà anh ta hằng yêu thương, mơ tưởng.
2. Bài ca dao có 10 câu thơ, thể hiện cho nội dung của hai câu hỏi và đáp. Thơ được viết bởi hai thể loại thơ lục bát và song thất. Hai câu thất ngôn bố cục ở cuối mỗi lời hỏi, đáp. Âm vận của thể lục bát được liên kết giữa câu 6 với câu 8 bởi thanh bằng hoặc thanh không. Và để đảm bảo âm thanh nhịp điệu uyển chuyển, thông thường thơ lục bát chủ yếu được ghép vần ở vần chân (từ số 6 của câu 8) chứ ít ghép vần ở vần lưng (từ số 4 của câu 8). Nhưng bài ca dao này có 3 cặp lục bát chỉ có 1 cặp ghép vần ở vần chân. Thể thơ lục bát ở đây phần nhiều hơn dùng vần lưng để nối vần là cốt tạo ra âm vực trầm ở giữa nhịp câu. Nó đã gây hiệu ứng về sắc độ tình cảm u trầm, chìm đắm và gây cảm nhận về điểm nương cậy chưa thật vững vàng.
Vì sao dùng hai câu thất ngôn làm đế kết cho hai lời hỏi và đáp? Đây là điều cũng cần được lý giải. Cặp thất ngôn liên vận với nhau ở âm trắc. Sử dụng thể thất ngôn, với âm vận trắc cho câu kết mỗi khổ thơ ở bài ca dao này là nhằm đạt được tính chất cắc cớ, ngãng trở của tâm lý và hoàn cảnh sống. Hai câu thất ngôn bất thần đặt xuống trước dòng chẩy xuôi thuận của thể lục bát như đá tảng ngăn dòng. Nó vang lên âm điệu chói mạnh, tạo một cưỡng lực tinh thần trước hoàn cảnh ngang trái của đời sống.
3. Sự ngỏ tình trong cảnh "chim đã vào lồng, cá đã cắn câu" giữa cái thời quan niệm về đạo đức gia phong vốn lấy "tứ đức tam tòng" làm chuẩn mực, hẳn đôi tình nhân nọ không than thở chỉ nhằm mà than thở. Hình ảnh thơ ngay từ đầu đã kín đáo lộ ra tư tưởng cần tìm sự chuyển lay và thay đổi.
Trở lại hình ảnh 3 câu thơ đầu bài: "Trèo lên cây bưởi hái hoa / Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân / Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc..." cho thấy, người con trai đã hái cả "hoa" và "nụ", nhưng đến khi bước lại thưa bày với người con gái, đã có chồng, thì anh lại chỉ nói về nụ. Và anh thấy cái "nụ" ấy nó sẽ nở ra "xanh biếc". Thật tinh tế và ý nhị vô cùng. Vì sao? Vì anh nhận ra, nếu đem bông hoa đã nở, đã viên mãn nó sẽ gợi cho người con gái sự mặc cảm hoặc bị tổn thương. Và quan trọng hơn, trong mắt người con trai khi ấy anh vẫn thấy người yêu của mình, dù đã có chồng nhưng vẫn còn "đương nụ". Nghĩa là còn trọn vẹn sắc hương và lại là một thứ sắc hương căng đầy sức sống: Xanh biếc. (Hoa xuân đương nhụy, ngày xuân còn dài - Truyện Kiều). Chính bởi nhận biết được ý tứ ấy, người con gái mới nhún mình mà rằng: "Ba đồng một mớ trầu cay". Cái thứ trầu cay, trầu hôi, rẻ thôi, có ba đồng được cả mớ. Một người đoan chính, hương sắc còn xanh biếc như hoa đương nụ kia hẳn đã không dễ hạ giá mình như vậy nếu không được lời, nhận biết được ý tứ yêu thương, trân trọng của người yêu. Và hơn ai hết, người con gái vốn đã quen việc bếp núc nội trợ, cô cũng hiểu ra nỗi cô đơn, niềm tiếc thương của người yêu khi anh bước xuống vườn cà mà không dám hái quả.
Tình tha thiết chân thành được thể hiện một cách ý nhị, rất mực tinh tế như vậy chính là ngầm tạo một mạch dẫn cho sức dồn nén ở kết bài. Điều này chứng minh, câu hỏi mà người con gái đặt ra là tiếng than van, nhưng không buông xuôi, bất lực. Nó cầu tìm điểm dẫn nối tinh vi nơi tình người con trai đã ngầm thổ lộ. Nó hướng tới một hy vọng đổi thay.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thủa nào ra?
Lời ướm hỏi và lời đáp nhẹ nhàng, tinh tế. Hai người đều tránh lời dễ gây thương tổn, thất vọng. Một cảnh tình sâu nặng, bền chặt, bức xúc. Nó báo hiệu về một ý chí, một cưỡng lực.
Tình yêu chân chính, đẹp đẽ bao giờ cũng là nguồn sức mạnh cho hy vọng xây dựng, đổi thay cuộc sống.
22 / 12 / 2004
Rút trong tập: Thơ hay- một cách nhìn ( sắp xuất bản)
Thêm bình luận
Bình luận
+1 #7 57:16 26-05-2012
Như chim vào lồng
Như cá mắc câu
Xin các bạn chú ý đến từ “Mắc”. Mắc câu chứ không phải là cắn câu. Chàng đang tự lừa dối mình, đang tự huyễn hoặc mình. Nàng bị cha mẹ ép gả chứ nàng không yêu chồng. Nàng yêu ta. Chính từ cái hi vọng mong manh đó mới dẫn đến hai câu kết cuối cùng . Hai câu hỏi. Chàng trai tự hỏi mình và không có câu trả lời. Bài thơ bỏ lửng với hai câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong hồn người đọc
Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng - 24.6.2008 0:25:05 - Nguyễn Thế Duyên
Như cá mắc câu
Xin các bạn chú ý đến từ “Mắc”. Mắc câu chứ không phải là cắn câu. Chàng đang tự lừa dối mình, đang tự huyễn hoặc mình. Nàng bị cha mẹ ép gả chứ nàng không yêu chồng. Nàng yêu ta. Chính từ cái hi vọng mong manh đó mới dẫn đến hai câu kết cuối cùng . Hai câu hỏi. Chàng trai tự hỏi mình và không có câu trả lời. Bài thơ bỏ lửng với hai câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong hồn người đọc
Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng - 24.6.2008 0:25:05 - Nguyễn Thế Duyên
0 #6 56:16 26-05-2012
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Bây giờ khi cô gái đi lấy chồng rồi, chàng trai bắt đầu tiếc nuối. Để diễn tả những tâm trạng triền miên ,kéo dài không có thể thơ nào diễn tả tốt hơn lục bát. Vì vậy bài thơ nhanh chóng chuyển từ bẩy chữ sang thể lục bát, nhịp điệu câu thơ chậm, mượt diễn tả đúng tâm trạng tiếc nuối của chàng trai. Chàng tiếc nuối tự trách mình. Ôi ta thật ngu ngốc phải đi tìm tận đâu. Nàng ở ngay trước mặt ta sao ta không thấy?và rồi một hi vọng ,bỗng lóe lên và câu thơ cũng chợt vấp như cái hi vọng vừa lóe lên đó. Ba câu đang mượt mà thì câu thứ tư đột ngột bị cắt làm hai .Chúng ta có thể diễn tả câu này theo lối thơ mới
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Bây giờ khi cô gái đi lấy chồng rồi, chàng trai bắt đầu tiếc nuối. Để diễn tả những tâm trạng triền miên ,kéo dài không có thể thơ nào diễn tả tốt hơn lục bát. Vì vậy bài thơ nhanh chóng chuyển từ bẩy chữ sang thể lục bát, nhịp điệu câu thơ chậm, mượt diễn tả đúng tâm trạng tiếc nuối của chàng trai. Chàng tiếc nuối tự trách mình. Ôi ta thật ngu ngốc phải đi tìm tận đâu. Nàng ở ngay trước mặt ta sao ta không thấy?và rồi một hi vọng ,bỗng lóe lên và câu thơ cũng chợt vấp như cái hi vọng vừa lóe lên đó. Ba câu đang mượt mà thì câu thứ tư đột ngột bị cắt làm hai .Chúng ta có thể diễn tả câu này theo lối thơ mới
0 #5 55:16 26-05-2012
Thế mà! Viết đến đây tôi lại sực nhớ đến một câu của một nhà văn Nga “các thiếu nữ lớn nhanh như cỏ dại” trên miếng đất mới hôm qua ta còn chưa thấy gì thế mà chỉ qua một đêm cỏ đã mọc. Nếu liên tưởng như vậy câu thơ trở nên hợp lí và hay hơn biết bao nhiêu.
Câu thơ đang từ lục bát, với nhịp điệu mượt mà bỗng đột ngột chuyển thành bẩy chữ. Nhịp điệu của bài thơ hơi khựng lại một chút diễn tả đúng tâm trạng hụt hẫng của chàng trai một cách rất tài tình. Chữ “ngắt” cuối cùng của câu này là thanh trắc , sắc và nhọn như khứa vào lòng người đọc một nỗi đau mà chính tác giả của bài thơ muốn truyền đạt.Các bạn nên lưu ý, đây không phải là bài thơ viết theo thể song thất lục bát .Bởi bì sau hai câu bẩy chữ này là bốn câu lục bát. Sự chuyển thể hai câu này là tự thân tình cảm của bài thơ đòi hỏi và qua đấy ta thấy được tác giả rất chắc tay trong cách gieo vần
Câu thơ đang từ lục bát, với nhịp điệu mượt mà bỗng đột ngột chuyển thành bẩy chữ. Nhịp điệu của bài thơ hơi khựng lại một chút diễn tả đúng tâm trạng hụt hẫng của chàng trai một cách rất tài tình. Chữ “ngắt” cuối cùng của câu này là thanh trắc , sắc và nhọn như khứa vào lòng người đọc một nỗi đau mà chính tác giả của bài thơ muốn truyền đạt.Các bạn nên lưu ý, đây không phải là bài thơ viết theo thể song thất lục bát .Bởi bì sau hai câu bẩy chữ này là bốn câu lục bát. Sự chuyển thể hai câu này là tự thân tình cảm của bài thơ đòi hỏi và qua đấy ta thấy được tác giả rất chắc tay trong cách gieo vần
0 #4 55:16 26-05-2012
“Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt”?Câu thơ sai chăng? Có một dị bản nữa chăng? Không ! Câu thơ không sai và không có một dị bản nào cả. Khi cảm thụ một bài thơ, chúng ta hãy để cho tâm hồn bay bổng, hãy để cho sức liên tưởng của chúng ta tung hoành. Để lí giải câu này chúng ta hãy đặt ra giả thiết : Câu thơ viết sai. Vậy câu đúng của nó sẽ phải là
Nụ tầm xuân nở ra thơm ngát
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Câu thơ vẫn chỉnh nhưng vô vị vì chẳng còn gì để chúng ta tham gia vào câu thơ ấy nữa. Tôi thích câu nguyên bản hơn vì với câu đó sức liên tưởng của ta tha hồ vùng vẫy. Lấy chồng! Tất nhiên là hoa nở rồi.Trong con mắt chàng trai, cô gái mà ngày nào chàng cũng gặp,cứ tưởng như vẫn còn là trẻ con, vẫn còn là “ nụ tầm xuân xanh ngắt”
Nụ tầm xuân nở ra thơm ngát
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Câu thơ vẫn chỉnh nhưng vô vị vì chẳng còn gì để chúng ta tham gia vào câu thơ ấy nữa. Tôi thích câu nguyên bản hơn vì với câu đó sức liên tưởng của ta tha hồ vùng vẫy. Lấy chồng! Tất nhiên là hoa nở rồi.Trong con mắt chàng trai, cô gái mà ngày nào chàng cũng gặp,cứ tưởng như vẫn còn là trẻ con, vẫn còn là “ nụ tầm xuân xanh ngắt”
+1 #3 54:16 26-05-2012
Hoa bưởi nở vào đầu hạ. Tầm xuân nở vào cuối xuân. Chàng trai đã di từ mùa này sang mùa khác để tìm một nửa của mình. Thật là tài tình! Chỉ với hai loại hoa, ba loại cây tác giả đã cho chúng ta thấy cả không gian, cả thời gian và thông qua không gian, thời gian ấy chỉ cho ta thấy lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người.Chàng đi, đi mãi cho đến một hôm chàng nghe thấy tiếng pháo nổ và chàng sững sờ thấy cô gái nhà bên đi lấy chồng. Chắc chắn rằng chàng phải quen biết cô gái này lắm vì chẳng ai lại “Tiếc lắm thay” với một cô gái mà mình không quen biết. Và cô gái này rất trẻ. Nàng như một nụ tầm xuân vừa hé những cánh hoa đầu tiên.Các bạn nên nhớ, hoa tầm xuân có mầu hồng nhạt. Vậy tại sao nhà thơ lại viết
0 #2 53:16 26-05-2012
Vì phần comment chỉ cho phép 1000 kí tự nên HS phải cắt ra làm rất nhiều đoạn mong các bạn thông cảm:
Ba câu thơ đầu, thoáng đọc tưởng như không có liên quan gì lắm đến cả bài nó gần như một câu dẫn truyện. Nhưng chỉ cần lưu ý một chút, bạn sẽ thấy không phải như vậy. Bưởi là loại cây trồng trong vườn. Cà là loài cây trồng ngoài ruộng. Từ trèo lên cây bưởi đến bước xuống vườn cà nó đã chỉ ra một không gian rộng lớn. Chàng trai đã đi khắp nơi để tìm hạnh phúc cho mình.( Tôi lưu ý các bạn mặc dù bài thơ viết “vườn cà” nhưng đây chỉ là cách nói quen miệng của các cụ ngày xưa.).Chàng đã đi khắp nơi nhưng không tìm thấy bởi vì nếu chàng tìm thấy rồi thì làm gì còn câu “Tiếc lắm thay” ở dưới để cho chúng ta thưởng thức bài thơ.
Ba câu thơ đầu, thoáng đọc tưởng như không có liên quan gì lắm đến cả bài nó gần như một câu dẫn truyện. Nhưng chỉ cần lưu ý một chút, bạn sẽ thấy không phải như vậy. Bưởi là loại cây trồng trong vườn. Cà là loài cây trồng ngoài ruộng. Từ trèo lên cây bưởi đến bước xuống vườn cà nó đã chỉ ra một không gian rộng lớn. Chàng trai đã đi khắp nơi để tìm hạnh phúc cho mình.( Tôi lưu ý các bạn mặc dù bài thơ viết “vườn cà” nhưng đây chỉ là cách nói quen miệng của các cụ ngày xưa.).Chàng đã đi khắp nơi nhưng không tìm thấy bởi vì nếu chàng tìm thấy rồi thì làm gì còn câu “Tiếc lắm thay” ở dưới để cho chúng ta thưởng thức bài thơ.
0 #1 53:16 26-05-2012
Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra
Trong những bài ca dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm như vậy.Người đọc có thể hiểu đây là người con trai than thở cũng được , mà cũng có thể hiểu đây là nỗi lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng trai
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra
Trong những bài ca dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm như vậy.Người đọc có thể hiểu đây là người con trai than thở cũng được , mà cũng có thể hiểu đây là nỗi lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng trai
Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:
1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.
2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.
3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.
4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.
5. Không đăng các quảng cáo thương mại.
6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.
7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.
VANNGHECHUNHAT.NET có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên.
Các lời bình dưới đây do bạn đọc và các tác giả đăng tải, thể hiện cảm nhận riêng của chính người đó. VANNGHECHUNHAT.NET mong muốn bạn đọc sẽ tích cực bình luận mang tính đóng góp xây dưng