Chung một mái nhà (chương 7): Nỗi đau của người bạn

Chung một mái nhà (chương 7): Nỗi đau của người bạn"Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau!" (11)

Ở CHLB Đức, việc hoà nhập vào quê hương thứ hai, vào xã hội Đức đối với người Việt đi lao động hợp đồng ở CHDC Đức cũ do việc không vượt qua được "bức tường ngôn ngữ" không hề đơn giản một chút nào.

Thời kỳ làm lao động hợp đồng ở CHDC Đức cũ thì việc học tiếng Đức không phải là hệ trọng hàng đầu. Việc tối yếu là làm ra nhiều tiền, thật nhiều tiền để mua hàng thiết yếu, đóng hòm mang về giúp gia đình và bản thân.

Sau khi thống nhất nước Đức thì họ thực sự không có thời gian.

 

Cuộc vật lộn để có được giấy tờ hợp pháp để nhập cư (có quyền lưu trú) cho đến gần đây vẫn là bài toán không có đáp án của nhiều gia đình người Việt ở Đức, quan trọng hơn cả vẫn là việc mưu sinh.

Vì không được đào tạo đến nơi, đến chốn và vì trình độ tiếng Đức không cao nên người Việt ở Đức làm lao động hợp đồng ở CHDC Đức cũ không thể thâm nhập vào thị trường lao động trung hoặc cao cấp của Đức mà muốn thâm nhập vào đó thì họ phải có trình độ chuyên môn và trình độ tiếng Đức ở mức khá giỏi.

 

Cũng may thay động người Việt làm hợp đồng ở CHDC Đức cũ được tiền bối để lại cho đức tính giản dị, cam chịu và rất chăm lao động. Họ làm trên mười tám tiếng một ngày, làm mọi công việc, kể cả là chỉ nhận được đồng lương rất rẻ mạt. Khổ nỗi là vì biết quá ít tiếng Đức nên họ chỉ đi làm thuê cho người Việt thôi. Người Việt bóc lột người Việt thì quá là tinh vi và trơ trẽn.

Vì vậy vào ngày nghỉ, bạn bè, anh em thân thiết có dịp tụ tập để cùng ăn chung một bữa cơm đạm bạc, tâm sự và có dịp để "khoe một chút" về kết quả mà thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ thứ hai đạt được là vui như Tết rồi.

Cuộc vật lộn để có được giấy tờ hợp pháp để nhập cư( có quyền lưu trú) cho đến gần đây vẫn là bài toán không có đáp án cuả nhiều gia đình người Việt ở Đức, quan trọng hơn cả vẫn là việc mưu sinh tựa như một cái vòng luẩn quẩn.

 

Không có chứng chỉ B về tiếng Đức thì không được nhập cư hoặc gia hạn nhập cư, không có giấy tờ hợp lệ thì không thể xin việc làm, không có việc làm thì không có thu nhập và không có thu nhập thì không thuê được nhà ở.

 

Hôm nay là ngày sinh nhật của Thúy. Mấy gia đình chơi thân với nhau tụ họp đông đủ. Nhà Hiếu, nhà Thi, nhà Độ, nhà Tiến. Người lớn trẻ em đông đủ cả. Bữa cơm vừa xong. Bây giờ mọi người uống chè và nói chuyện.

 

Mọi người đang xem vở kịch "Người ngựa, ngựa người" của Vũ Trọng Phụng do NSƯT Xuân Hinh và Thanh Thanh Hiền đang diễn. "Tửu nhập ngôn xuất(1)". Hơi rượu làm Hiếu cao hứng. Hiếu dí dỏm:

- Mình tên Hiếu họ Trương. Người châu Âu nói ngọng cứ gọi mình là Hươu. Đã là con hươu thì phải có sừng. Có phải vì thế mà sẽ có ngày mình sẽ bị cắm sừng không?

- Cậu đừng chủ quan. Cái gì cũng "có nhân có quả"(1), có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Nếu cậu sống không đẹp thì việc bị cắm sừng có gì là lạ cả.

Tự nhiên tối nay Hiếu nói nhiều và "hùng biện" vậy. Người nói hay rượu nói đây?

 

- Nhà thơ gọi việc ngoại tình là trăng hoa, là không chung thủy. Dân thường thì gọi đó là sự lăng loàn, sự phản bội trong tình yêu hoặc hôn nhân; dân chợ búa thì gọi là đĩ thõa, đàng điếm. Xét về mặt ngôn ngữ thì dân chợ búa diễn tả một cách chính xác nhất. Người đi ngoại tình cũng giống như người đi làm gái điếm. Trong khi người đi làm gái điếm lấy tiền trước hoặc ngay sau khi "lộ trình" kết thúc thì kẻ đi ngoại tình cũng vậy, họ không lấy trước thì lấy sau, không lấy cái này thì lấy cái khác.

 

Giống như kẻ ăn cắp, những lần đầu họ thường có cảm giác sợ sệt và tội lỗi. Quen rồi thì họ sẽ nghĩ đồ ăn cắp như đồ của chính họ. Ngoại tình đến mức "chuyên nghiệp" sẽ thành quen, "tính ai nết ấy có chừa được đâu(1)?" mà, họ có thể điều khiển đựợc cảm xúc như diễn viên lành nghề, sự lừa đảo trở nên thành kỹ sảo.

- Nhưng cậu có biết sự đau đớn về tình cảm do người yêu hoặc vị hôn thê đi ngoại tình gây ra đứng vị trí thứ hai sau sự mất mát người thân không?

- Người thân chết là nỗi đau lớn nhất, người yêu hoặc vị hôn thê đi ngoại tình là nỗi đau lớn thứ hai. Người ta có thể mất của, nhưng mất người yêu, mất vị hôn thê dễ dẫn đến giết người hoặc tự tử không?

- Cuộc chiến trong 4 bức tường là cuộc chiến tàn khốc nhất trên thế gian này!

- Họ hành hạ nhau, làm khổ nhau vì những việc không đâu, hiện tại không có thì mọi chuyện từ trước đây 25- 30 năm ra cãi nhau, chẳng liên quan, chẳng mang lại ích gì. Một nhà thông thái đã nói như vậy.

Một điều nghịch lý là chính những người thân yêu ruột thịt đó lại hay làm khổ nhau nhiều nhất. 

Tựa như "Ma đưa lối, quỷ dẫn đường(1)" vậy!

- Nếu như trước khi cắu giận hoặc mắng người thân yêu cuả mình và nhiều khi còn làm nhiều chuyện không hay, người ta bình tĩnh nghĩ lại , suy xét thật kỹ lưỡng thì sẽ chẳng có gì xảy ra cả đâu, chẳng có gì đáng trách cả!

- Nếu vậy thì ai cũng là nhà thông thái cả!

Hoà than thở.

- Theo thống kê thì mâu thuẫn giữa những người trong một gia đình và người thân chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các mâu thuẫn dạng khác. Càng thương yêu thì càng dễ phản bội nhau!

Vấn đề ở đây là do lòng ích kỷ mang tính sở hữu.

- Đối với người ngoài thì lòng vị tha nó lớn hơn. Lòng ích kỷ mang tính sở hữu nó không lớn như đối với người dưng nước lã.

 

- Khổ nỗi rằng trong cái quan hệ tay ba ấy, cả ba người đều sợ, đều đau khổ. Kẻ bị phản bội thì sợ mất, hai kẻ phản bội kia thì sợ rồi cũng sẽ mất nhau, bởi vì những gì bất chính thì sớm hay muộn cũng sẽ mất cơ sở để tồn tại. "Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra(1)". Và hai kẻ phản bội kia một khi họ đã đến với nhau không phải vì tình yêu thì cái quan hệ ấy tự nó sẽ mất đi khi lại có một người thứ ba khác.

- Người ta không sống với người tình đang ở bên cạnh mà người ta sống với cái bóng người ta tìm thấy ở người tình trong lúc đó, bởi vì người này sẽ không bao giờ là "thần tượng" trong mơ mà chỉ là sự lấp chỗ trống trong khoảng khắc đó mà thôi.

 

- Điều đó cũng phải thôi. Ai chả muốn đi với người mình yêu suốt cả cuộc đời để gìn giữ tất cả những gì họ đã cùng nhau chia sẻ: tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, sung sướng, khổ đau, con cái, tiền bạc, của cải, một mảng đời có khi còn cả cuộc đời nữa chứ!

Hoà gật gù tâm sự.

Hiếu vẫn còn hăng hái lắm, chắc là có tý tửu, nói cho nó hả!

 

- Đàn ông khối người bị cắm sừng, chỉ có điều họ không biết mà thôi. Phụ nữ thường quan niệm ngoại tình là có tội nên họ im lặng và giữ kín. Đàn ông đa số quan niệm ngoại tình là chiến công nên cần phải khoe khoang. Họ thường tự mãn về những chiến công của mình. Vô tình họ đã làm hại những người phụ nữ cùng họ đi ăn vụng.

- Nhiều quan chức Trung Hoa còn ghi "ái tình biên niên sử" dẫn đến bị lao lý, nhiều người còn bị tử hình.

- Công bằng mà nói thì kẻ đi ngoại tình đâu hoàn toàn có lỗi.

Người vợ hoặc người chồng phải thế nào thì họ mới "phải" như vậy chứ?

Thông trầm ngâm nói tiếp:

 

- Chạy theo tiếng gọi của các cuộc phiêu lưu tình ái, đàn bà quên rằng rốt cục họ không những đã hút biết bao nhiêu rác rưởi, bụi bặm vào trong cơ thể của mình như một cái thùng đựng rác mà còn làm cho tâm hồn bị vẩn đục, làm cho trái tim nát tan và cạn kiệt hết cảm xúc.

- Còn những người đàn ông họ cũng không hiểu được rằng những cuộc phiêu lưu đó không chỉ làm cho họ mất hết sinh lực, làm cho thân thể họ trống rỗng mà còn làm cho con tim của họ trống rỗng, trở nên vô cảm.

Hiếu thốt lên chua chát:

 

- Ngồi trên bàn này chắc cũng khối người bị cắm sừng đấy nhỉ?

- Bị mà không biết hay biết mà không nói vậy? Đời bạc như vôi ấy mà. Mà nhiều người phụ nữ đã đi ngoại tình lại còn "cả vú lấp miệng em" nữa chứ!

Hiếu nói. Mặt cậu đỏ bừng bừng. Chắc là đã hơi say rồi.

Giọng cậu ta khàn khàn lè nhè đầy hơi rượu.

Thi từ ngoài bếp đi vào nghe thấy vậy đốp chát lại ngay lập tức:

- Anh nói vậy là ám chỉ nhục mạ tôi chứ gì? Đồ khốn nạn!

Đúng là chưa đặt đít đã đặt mồm!

Thi trợn mắt nhìn Hiếu, ánh mắt căm ghét chứ đừng nói là yêu hay thân thiện. Thi cau mặt chì chiết.

- Đây là anh nói chung về những hiện tượng trong xã hội, chứ đâu có ám chỉ ai đâu.

Hiếu lí nhí đáp lại.

 

- Bao nhiêu năm trời sống với anh là bấy nhiêu năm tôi khổ nhục. Chả nhẽ tôi lại không đuợc đi với những người đàn ông khác mà tôi thích ngoài anh ư? Chả nhẽ mỗi người không có khoảng trời riêng tư của mình hay sao? Chả nhẽ chán chồng đi với những người đàn ông khác lại là xấu ư? Sao anh hẹp hòi và ích kỷ đến như vậy? Sao tôi lại lấy phải anh cơ chứ, chua xót cái thân tôi- uổng phí một đời xuân xanh!?

"Cáo mượn oai hùm"(1), Thi gằn lên, nói với đầy giọng uất ức.

Cô gần khóc.

- Chỉ có những thằng đàn ông đểu giả, có trái tim băng giá mới để cho vợ mình khổ đau như thế này!

Hòa ngồi cạnh thấy căng thẳng quá, vội đỡ lời.

 

- Chắc Hiếu nói không khéo đấy thôi. Anh thấy câu nói của Hiếu có gì là ám chỉ và xúc phạm em đâu. Nói chung chung về một vấn đề xã hội để tranh luận thì không phải là ám chỉ riêng ai. Chả nhẽ lại không đựơc tranh luận về cái xấu ư? Ở đời đâu phải chỉ có cái tốt, cái đẹp!

Rồi Hòa nói tiếp:

- Em là người con gái hết sức đoan trang, người vợ một lòng chung thủy cuả Hiếu, chỉ yêu chồng mình, bên cạnh đó em chỉ thích đàn ông lạ một tý thì sao phải vô cớ chạnh lòng? Thôi thì "gạn đục, khơi trong" vậy em!

 

- Đúng là cứ vơ vào mình những cái không đúng thôi!

- "Gái đẹp phải biết làm duyên, vợ đẹp phải biết chiều chồng yêu con"(1).

Hoà chân thành đáp lại Thi.

- Ừ. Nói như anh Hoà còn nghe được chứ.

Tại sao tôi lại lấy phải thằng chồng đểu cáng như anh, đê tiện và có với nó tới ba mặt con cơ chứ?

Thi vưà nói vừa xiả xói vào mặt Hiếu.

- Phen này thì ta cho bẽ mặt. Đúng là cái đồ rẻ rách, khốn nạn! Thi giận lắm, vẫn lẩm bẩm một mình.

Hiếu tím mặt lại, cắn răng mà chịu. Mồm anh như bị dính keo.

Môi bịm chặt. Lặng im!

 

Hiếu chua xót lẩm bẩm:

- Có phải cuộc đời là một tấn bi hài kịch như trong "Người ngựa, ngựa người" hay không?

Hoà tâm đắc.

- Ít ra phải có những người đàn bà như vậy chứ! Nếu không thì đàn ông cưỡi đầu cưỡi cổ đàn bà à?

Diễm Hương từ ngoài bếp đi vào. Thấy Hiếu và Thi cãi nhau to. Cô nói.

- Chắc lại tại anh Thông nhà em chứ gì? Anh này cứ hay triết lý vớ vẩn, nhiều khi chả tế nhị tý nào cả.

Đúng là "cháy rừng bởi chưng tý lửa(1)"! Thúy ơi, có băng ca nhạc nào hay bật lên cho cả nhà xem đi.

 

Thông thầm cảm ơn vợ mình. Cô ấy hơi bị khéo. Diễm Hương là mọt sách mà!

Gần ba mươi năm chung sống mà Thông vẫn yêu Diễm Hương như thủa ban đầu hai đứa mới yêu nhau.

 

- Đúng là tình yêu là văn chương và văn chương không thể thiếu tình yêu!

Diễm Hương khéo lắm!

Mười Một rưỡi.

Mọi người đứng dậy chào nhau bắt tay ra về.

Hiếu và Thi cùng đi ra im lặng không ai nói với ai một câu.

Xuống xe Hiếu mở cuả xe, đề máy nổ và bật lò sưởi hết cỡ, lạnh quá, buốt lạnh.

Thi không vào cửa trước ngồi cạnh Hiếu như mọi khi mà len ngồi ở đằng sau một mình, đóng cửa đánh ruỳnh một cái đến mức người ta có cảm giác cửa kính đằng sau có thể bị vỡ tan.

Về đến trước cửa nhà, Hiếu đậu xe, tắt máy, kéo phanh tay.

Hai người lặng lẽ mở cưả xe đi về.

Như thường lệ, sau khi cãi nhau là Thi kéo cái chăn ra ghế xa lông nằm ngủ một mình.

 

Có nhu cầu thì sáng hôm sau Hiếu đi lấy hàng sớm, Thi lại có "trai tươi" đến tận nhà phục vụ.

 

Chỉ là mơ?!

Một giấc mơ

 

Biển em xanh xanh quá

Ẩy thuyền anh ra khơi

Buồm căng thuyền anh bơi

Vào bến em gần quá

 

Bờ em phủ rêu xanh

Sóng đập vào trắng xóa

Đung đương đưa thuyền anh

Trượt vào bến nhẹ êm

 

 

Thuyền ngiêng đi chao đảo

Sóng đập vào trắng xóa

Không gian như tan biến

Chỉ còn biển và thuyền

 

Trái tim em thổn thức

Dịu dàng ẩy tay anh

Đêm mơ màng trong mộng

Tỉnh dậy hóa nằm mơ

 

 

Đứa con đầu lòng một tuổi nhắm mắt ngủ ngon lành, nó thở đều đều, miệng túm tím như muốn cười.

- Trời ơi, con tôi xinh quá!

Hiếu thốt lên. Cái cảm xúc hạnh phúc lẫn chút tự hào dâng lên trong anh.

Hiếu đi từ phòng con vào phòng ngủ. Thi đang nằm đó. Mái tóc dài đen, mềm đẹp như con suối chảy xuống chiếc ga giường màu hồng.

- Em đẹp quá!

 

Hiếu thốt lên và ngồi xuống bên Thi. Thi nhắm mắt.

Nét mặt tràn trề hạnh phúc. Hiếu đưa hai tay khẽ ôm cái khuôn mặt xinh yêu ấy.

Hiếu hôn lên đôi mắt, lên má rồi dừng lại ở đôi môi. Đôi môi ấy nóng bỏng, xinh quá, nó còn có vị thơm ngọt khó tả.

Hiếu ghì chặt đôi môi ấy, cái lưỡi Thi quyện lấy lưỡi anh, đê mê, cuồng nhiệt, say đắm. Làm gì có nụ hôn nào thơm ngon hơn thế?

Hiếu cởi chiếc áo ngủ mầu tím cho Thi, tay anh vô tình chạm phải bộ ngực tròn căng, tràn trề sự sống của Thi.

Đúng là "gái một con trông mòn con mắt!"

Hiếu đưa tay xuống đẩy chiếc quần lót cuả Thi xuống phía dưới đầu gối Thi.

Bàn tay Hiếu lập cập khám phá cái thung lũng thủy tiên nóng hổi đang bị kích thích đến cực độ của Thi. Thi gồng người lên để đón nhận trọn vẹn cái bàn tay tuyệt vời ấy.

Cả sinh lực của nguời đàn bà vậy mà nay lại mềm nhũn trong tay Hiếu. Thi rướn người lên dâng hiến trọn vẹn cho cái bàn tay tuyệt diệu thân yêu ấy. Trong chốc lát Thi nhanh nhảu chỉ muốn xé tan bộ quần áo ngủ Hiếu đang mặc trên người. Hai thân thể đầy sung sức, nóng hổi, thèm khát đến cực độ như muốn quyện lấy nhau. Khó có cái gì có thể tách nó ra lúc này được.

- Em yêu anh!

- Hãy là của anh suốt đời nhé!

- Vâng. Suốt đời! Suốt đời là của anh!

 

Trong khoảng khắc này lời nói không còn đẹp nữa. Nó dành chỗ cho ngôn ngữ của thân thể, ngôn ngữ của xác thịt.

Những bàn tay ghì chặt, những đôi môi nóng bỏng, thèm thuồng, hai cơ thể nóng rực, bốc cháy, tan ra vì khí dục, chuyển động ngược chiều nhau một cách nhịp nhàng, không nhạc mà vẫn vào nhịp,những hơi thở gấp gáp.

Rồi hai thân thể dính chặt vào nhau, tim đập mạnh như muốn vỡ. Như trong trận cuồng phong, Thi thấy thân người mình chao đảo, hai chân cô run lên.

Cái cảm giác bồng bềnh tựa như trong hư vô phủ ngập người cô. Hai bàn tay Thi ghì chặt Hiếu vào lòng mình. Cô thở dốc, rên và thét váng lên.

Thi thấy như mình đang rơi xuống bãi cỏ thần tiên, mềm mại và ngát hương.

 

Cô như bị chết ngạt. Sóng biển tràn lên đập vào bờ cát nóng mịn. Êm đềm quá! Nồng nàn quá! Lòng Thi nóng bỏng như muốn vỡ tan, tim Thi đập vỡ lồng ngực.

Cô ngoi ngóp thở như người thiếu ô-xy. 

Hiếu rùng mình một cái mạnh, anh rơi vào cái hang sâu thẳm và nằm im ở đó. Giây phút đê mê, dịu ngọt. Trời đất quay cuồng. Trong căn phòng ngủ chỉ còn đầy hơi thở của hai người.

Hiếu mở mắt tỉnh dậy, đột ngột tay phải của Hiếu quờ phải cái cạnh giường lạnh toát.

Hiếu cảm thấy bụng mình hơi lành lạnh. Tay trái anh khẽ chạm lên cái áo phông nay bị ướt sũng.

Lúc này Hiếu mới biết mình đã nằm mơ. Mơ thường đẹp hơn ngoài đời thật rất nhiều.

Hiếu định thần và nhận ra rằng đối với anh cái cảm xúc đó đã lùi vào dĩ vãng quá lâu rồi. Đã mấy năm rồi nhỉ?

Hai giọt nước mắt to nóng hổi làm nhòa đôi mắt Hiếu. Hiếu khẽ nhắm mắt lại, nước mắt cứ thế chảy xuống má, xuống tai, chảy ướt tấm ga giuờng đã cũ.

 

Vết chân chim trên cửa sổ

- Hiếu ơi, hôm nay có hàng gì đặc biệt không?

- Cũng bình thường thôi.

- Hàng bán hết từ sáng!

- Hôm nay hàng về ít và đắt quá!

Một người đồng hương hỏi Hiếu. Là đại gia, có hai cửa hàng rau qủa bán chạy nhất nhì thành phố, lại là người đổ hàng cầu hai kỳ cựu, nên Hiếu được rất nhiều người đồng hương biết đến. Hôm nay bán đổ hết hàng, hôm nay Hiếu về nhà sớm hơn mọi khi, định uống một cốc cà phê rồi nghỉ ngơi một chút cho đỡ mệt.

Nghe tiếng mở cửa lạch cạch, Thi đẩy mông người đàn ông để giúp anh ta trèo qua cửa sổ nhảy ra ngoài.

 

Quần áo cô mặc trên người vẫn còn sộc xệch.

Mặt Kiều Thi như người hết hồn, lúng túng sợ sãi. Suýt nưã thì bỉ bắt quả tang.

Đang lúc sướng, đang hưng phấn thì có tiếng lạch cạch mở cửa. Thi cũng sợ sẽ có lần bị bắt gặp quả tang, nhưng vì bất cần cuộc hôn nhân với Hiếu và trong quan hệ tình cảm vợ chồng Thi nhờn và coi thường chồng mình.

 

- Sao lại có vết chân giầy của ai trên cửa sổ thế này? Đất vẫn còn dính vào bậu cửa sổ đây này. Cả phía dưới đất cũng có hai dấu chân giày nữa kìa!

- Đứa nào vừa nhảy qua cửa sổ xuống đất đây hả?

Nhà Hiếu ở ngay tầng trệt, nên khung cửa sổ không cách xa nền đất là mấy.

- Làm gì có ai đâu!

- Chắc là vết chân chim đấy!

Thi đáp:

- Chim lạ nó hay bay vào đậu ở cửa sổ nhà mình lắm! Anh không biết ư?

 

- Chim to lắm, có hôm nó ở trong nhà mình đến cả tiếng đồng hồ nữa cơ!

- Anh bảo, chim to thì ai chả thích!

- Ai lại nỡ đuổi nó đi!

- Nó hiền và tuyệt diệu lắm!

- Khi anh đi vắng cả ngày, chim nó hay bay vào đây lắm! Chắc là đất nhà mình nhiều tài, nhiều lộc!

- Anh đột ngột về, chắc chim sợ quá chim vội bay qua cửa sổ đó anh!

- Chân chim mà lại to tướng đến thế này à? To như chân giầy cỡ 42 thế này à?

- Chim với chả cò, tôi có bao giờ nhìn thấy con chim nào đâu?

 

Hiếu gắt gỏng to tiếng quát Thi.

- Chim to thì chân nó cũng to chứ sao? Sao anh lại ngu đến như vậy hả?

- Trời ơi, sao lại ngốc như vậy hả!

 

Thi nói như quát vào mặt Hiếu.

Thi trả lời rồi quay nguắt mặt đi.

Mặt Hiếu đột nhiên tái xám lại, tay run run. Tay trái Hiếu vơ giật mạnh mái tóc dài cuả Thi kéo về phía mình.

- Quay ngay lại đây!

- Cô hãy nhìn thẳng vào mặt tôi và trả lời cho đúng!

- Phen này thì hết cãi.

Thi tái mặt nghĩ thầm. Thôi thì "lành làm gáo, vỡ làm muôi vậy"(1)!

- Đồ đĩ! Đứa nào vừa ở đây?

 

Hiếu dơ tay phải tát thẳng vào mặt Thi một cái tát như trời giáng làm mắt Thi chảy máu bê bết.

Mặt Thi văng mạnh sang một bên.

Thi ngã vật xuống sàn nhà tuột cả cái dây chuyền vàng đang đeo ở cổ ra sàn nhà.

- Cô còn định lừa tôi bao nhiêu lần nữa đây?

- Hãy cút xéo ngay khỏi nhà tôi!

- Anh hãy cút đi chứ không phải tôi!

Thi chạy ra cái tủ con vẫn dùng để đựng giấy tờ cần thiết, mở tủ ra và cầm một tờ giấy đã viết sẵn ra.

- Đây là đơn xin ly dị, tôi đã viết sẵn. Nếu không phải kẻ hèn thì anh hãy ký vào ngay đi!

Không do dự một giây, Hiếu cầm ngay cái bút bi để trên bàn và ký ngay vào.

 

Xong xuôi Hiếu cắu giận vứt tờ giấy xuống đất và bước nhanh ra khỏi cửa tiếp tục đi làm.

Chỉ đợi cho Hiếu sập cưả ra vào lại, Thi đi vào phòng để tủ quần áo mở ra và vứt hết quần áo cuả Hiếu xuống đất.

- Phen này thì ra đứng đường!

Thi nghĩ thầm rồi đi lấy cái vali để không nhét quần áo của Hiếu vào và sau đó đóng vali lại ngay.

Rồi như chợt tỉnh cơn điên, Thi bất chợt nghĩ thầm:

"Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu"(1).

Gia đình Hiếu-Thi giàu có cũng là do Hiếu chịu thương chịu khó, thức khuya, dậy sớm, ba giờ sáng đã dậy đi lấy hàng trong khi Thi vẫn còn ngon giấc nồng chưa muốn dậy..

Tiền phải lao động mới có được chứ có ai cho không đâu! 

Rồi Thi nhanh chóng lấy hết tiền trong cái tủ mà sáng nào Hiếu cũng lấy tiền ra để đi lấy hàng.

 

Xong đâu đó rồi Thi gọi điện cho một người bạn nhờ từ ngày mai đi lấy hàng hộ và bán hàng hộ cho cửa hàng của hai vợ chồng Hiếu-Thi. "Quân tử trả thù mười năm chưa muộn"(1), nhưng người đàn bà này cương quyết lắm, Thi đuổi Hiếu ra khỏi nhà và ra khỏi cửa hàng ngay hôm đó.

Thi cũng không quên thu lại giấy tờ và chià khoá chiếc xe tải để thuê người khác đi lấy hàng và bán hàng giúp. Đàn ông thì ai ở thành phố này ai cũng biết Thi và Thi cũng biết họ, biết khá tường tận, chính xác nữa là khác.

Đang bán hàng ở cửa hàng tự nhiên Hiếu thấy hoa mắt chóng mặt, trời đất quay cuồng.

Hiếu thấy hai chân như bị hẫng và ngã gục xuống cửa hàng như cây chuối đổ.

 

Một người khách hàng lấy điện thoại di động gọi số điện thoại cấp cứu 115, sau đó đi đến gần Hiếu đỡ Hiếu đứng dậy.

Thế gian lắm chuyện khó ngờ

Trước khi bỏ vợ hãy sờ trán xem!< Khuyên các ông chồng muốn bỏ vợ>

 

Đứa con không được nhận?

 

Nghe tin đồn đại quá nhiều, Hiếu định cho xét nghiệm DNA xem Thu Hà có phải con đẻ của mình thực sự không? Mọi việc phải được làm sáng tỏ, có bằng chứng rõ ràng. Hiếu sẵn sàng trả mọi giá để biết sự thật.

Hiếu gọi Thu Hà sang nhà mình chơi để thực hiện việc đó. Hai ống nghiệm có hai que bông để lấy nước giãi của hai bố con vẫn nằm trên bàn.

Thu Hà đến. Hai bố con hàn huyên. Nó nhào vào ôm cổ bố nó:

- Sao tay bố run run thế?

- Sao bố dạo này xanh xao thế?

Thu Hà ghì chặt bố nó vào thân hình bé nhỏ của nó.

Hiếu khóc, nước mắt Hiếu trào ra nhiều đến nỗi làm ướt hết má con bé.

 

- Sao bố lại khóc? Sao bố lại khóc tủi thân đến như vậy?

- Không đâu, Thu Hà. Có con ở bên cạnh, bố vui và hạnh phúc lắm!

- Con ơi, Bố yêu con, yêu hơn tất cả mọi thứ trên đời này!

Hiếu thương nó quá. Nó là con mình! Mình không bao giờ được phép xúc phạm đến tình phụ tử trong trắng, ngây thơ cuả nó! Không bao giờ cả! Không bao giờ trên cuộc đời này!

Mình phải mang tình phụ tử trong trắng, ngây thơ mà nó dành cho mình, cha cuả nó vào cõi vĩnh hằng! Nó đáng yêu và đáng thương lắm!

 

Từ trước đến nay hai bố con như hình với bóng. Hiếu thương nó lắm. Còn nó cũng quấn lấy bố nó. Thu Hà lấy giấy "Tempo" lau nước mắt cho bố nó. Tay nó run run đánh rơi cái giấy lau xống dưới đất. Rồi hai bố con ôm nhau khóc nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc như thế.

- Con ơi, Thu Hà, nín đi con!

- Bố yêu con, yêu con hơn tất cả mọi thứ trên đời này, con có biết không?!

Hai bố con ghì chặt lấy nhau. Thu Hà âu yếm thơm vào má bố nó, để lại một vệt nước bọt còn dính trên má Hiếu.

- Con cũng yêu bố, yêu nhiều lắm! Nó lắc yêu cái đầu của bố nó. Chưa có lúc nào Hiếu cảm thấy hạnh phúc như lúc này. Hình như thiên đường ở đâu đây, gần lắm, rất gần! Thật là tuyệt vời!

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra"(1)

 

 

Đời đơn côi?

 

Đã lâu lắm rồi anh không nói

Nói gì khi chính anh có lỗi

Than ôi sao đời đầy hờn tủi

Mất tiền, mất cả, mất chữ tôi

Thân cực, đời càng thêm thê thảm

Từ từ, mọi vật tuột tầm tay

Tay không, lực hết, không níu được

Vì ta người khổ ta xót xa

 

 

Đêm nằm cô đơn căn phòng vắng

Chăn đơn, giường lạnh, gối đơn côi

Cho dù anh là người có lỗi

Xin hãy ghi lòng một lần thôi

Rằng anh vẫn ôm niềm hy vọng

Ngày mai trên quãng đời phía trước

Trả lại cho em dù đã muộn

Tiền, tình cùng một góc đời anh

 

 

Sau cơn mưa trời hơi lạnh. Căn nhà bốc lên mùi ẩm mốc. Hiếu và Thông vừa ăn xong bữa sáng. Vẫn món bột khoai tây truyền thống. Vì đói mà phải ăn thôi chứ đâu phải cao lương mỹ vị gì.

- Thông ơi, tự nhiên tớ thèm phở, thèm lắm ấy. Phải thú thật rằng trong các cao lương mỹ vị cuả Việt Nam, tớ thích nhất món phở. Đã mấy năm rồi ấy nhỉ? Từ ngày sang ở căn nhà này. Đúng là họa phúc khôn lường! Mình có lúc khôn từng xu ngu bạc vạn mà. Chưa biết chừng đến ngày đi "đào kênh" mà vẫn không đưọc ăn phở chứ lị!

 

Thông nhìn Hiếu rồi nói nhỏ nhẹ:

- Vấn đề không phải ở chỗ là có được ăn phở hay không mà là có được ăn phở ngon hay không? Hay là ta tự nấu? Cậu thấy thế nào?

- Thú thực mình không biết nấu ăn. Biết ăn ngon đấy nhưng đáng tiếc là không hề biết nấu ăn Thông ạ.

Thông vừa nói vừa cười:

- Chắc là vì đời mình oan khổ nên được trời phú, hầu như không có nghề hèn mọn nào mà mình không làm được Hiếu ạ!

- Không có nghề hèn mà chỉ có người hèn thôi, và người hèn đó chính là mình đây! Cậu mới là người bách nghệ đó Thông.

Hầu như không có gì mà cậu không biết!

Hiếu thở dài, tiếc cho mình vừa kém tài vừa mang phận hẩm hiu. Lại càng tiếc cho Thông, con người " trên thông thiên văn, dưới tường điạ lý(1)"mà cũng phải đeo trên vai cái gánh nặng của định mệnh và phải chịu không biết bao nhiêu tủi nhục và khổ đau trong đời.

Những người giàu trí tuệ thường không nghèo lòng nhân hậu!

- Để mình đi mua đồ về nấu phở nhé!

 

Thông nói rồi đứng dậy mặc áo khoác ra đi. Hiếu đưa lưỡi liếm cái môi khô héo của mình. Cậu ấy nhìn thấy bát phở bò nóng đang bốc hơi nghi ngút, mũi cậu bị ngạt bởi cái hương vị tuyệt vời ấy, cái mà người ta không thể dùng lời để tả hết bởi vì nó là hương vị của phở! Hiếu sờ tay lên trán. Trán cậu ấy lấm tấm mồ hôi hột. Đấy! Chưa ăn phở mà đã vã mồ hôi rồi!

******

 

Gần hai tiếng sau Thông về, tay xách nách mang, lạch cạch mở cửa bước vào. Hiếu mệt quá đang nằm thiu thiu ngủ trên giường chợt tỉnh giấc. Cậu ấy lồm cồm nhổm ngay dậy, mặt Hiếu xanh tái, tay run run, Hiếu đang điều trị hóa trị liệu, nhưng vì sức khỏe quá yếu và kết quả thử máu quá xấu nên bác sỹ buộc phải ngừng điều trị mặc dầu bệnh ung thư phổi của Hiếu đã đến giai đoạn cuối. Bác sỹ đã cho Hiếu xuất viện và trả Hiếu về nhà. Hàng ngày, tổ chức từ thiện của nhà thuơng( Palliativservice) đến giúp Hiếu và trích Morphin cho Hiếu đỡ đau. Đôi mắt Hiếu thâm quầng trũng sâu vào khuôn mặt nay đã nhầu nát, héo mòn, đôi mắt đục ngàu, không hồn, tựa như sắp rời xa quỹ đạo của sự sống, nhìn vào nó người ta có cảm giác như đang chìm vào cái hang tối om, sâu hun hút.

 

Tóc Hiếu đã rụng gần hết, phơi trần cả mảng đầu đã nhăn nhúm. Người Hiếu đau như dần. Khi thời tiết thay đổi, vì tác dụng phụ cuả hoá trị liệu, Hiếu bị đau khớp, đau xương, đau toàn thân.

Hiếu nửa tỉnh nửa mê, nằm trở mình liên tục, không ngủ được.

Bỗng nhiên Hiếu cảm nhận thấy có hơi ấm và dễ chịu quá, hình như có ai đấm bóp cho Hiếu thì phải?

Hiếu khẽ mở mắt thì mới biết mình đang nằm mơ. Hiếu nhìn sang cạnh đầu giường không hề thấy có ai, chỉ thấy bóng hình con chó sói nằm đó. Hiếu cố giương mắt ra nhìn cho rõ. Trời ơi! Sao con chó sói lại giống Thi như đúc thế này hả trời! Thì ra Hiếu nằm mơ. Đúng là khoảng cách giữa đàn bà và con quỷ không cách xa là mấy!

 

Thông đi về thấy Hiếu đang nói chuyện qua điện thoại với bố vợ, hai bố con có vẻ hợp nhau lắm.

Thông ra hiệu cho Hiếu đặt điện thoại xuống:

- Cậu ngốc lắm!

 

Trên thế gian này không có một người nào muốn nghe nguời khác kể xấu về thân nhân của mình cả đâu dù điều đó đúng hay sai! Cậu hiểu không? Kể cả ngày mai nắng có màu xanh đi chăng nữa, thì chân lý này sẽ không bao giờ thay đổi!

Nên đối với cậu từ nay trở đi hãy làm "CMĐM"- (Câm Điếc Mù) Đó là nguyên tắc bất di bất dịch đối với những người ốm nặng và phải hoàn toàn sống nhờ vào người khác, nhân viên y tế và thân nhân, nó sẽ giúp cậu từ nay đến cuối đời có một cuộc sống an bình và tương đối thanh thản. Tất nhiên là hãy "uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói vẫn là tốt nhất (Lời đức Phật dặn).

- Hiếu ơi, lòng tốt thì vô tận, xấu một chút thôi đã quá nhiều!

- Đêm qua ngủ có ngon không? Tình hình sức khỏe cuả hôm nay cậu có khoẻ không, có đỡ hơn không?

- Ừ, mình cũng hơi mệt. Mình dậy vì muốn xem Thông trổ tài thế nào.

Thông cười vang:

 

- Thật chứ? Hiếu ơi, thế thì ta cùng nhau đạo diễn nhé?

- Chỉ có lao động bằng chân tay hay trí óc mới mang lại giá trị thực sự cho con người! Cái đó được đo bằng giá trị cuả sản phẩm do con người tạo ra, có thể đó chỉ là một bát phở, một món ăn ngon, một cỗ máy tinh vi, một tập thơ hay chẳng hạn.

- Thông ơi, cậu nói hay và đắc ý như một nhà hiền triết ấy!

- "Khôn ngoan chẳng lọ thật thà."(1) Mình không biết nấu ăn Thông ạ. Mình đâu có khéo được như cậu!

- Thôi cậu đi nghỉ đi. Để mình làm phở. Cũng đãt lâu lắm rồi mình không nấu phở Hiếu ạ.

- Thông ơi: Thế thì cho tớ làm phụ cho cậu một tay đi. Thôi không làm bằng tay thì làm bằng mắt vậy, nhé Thông?

Thông xách hai cái túi đi vào bếp, Hiếu lẽo đẽo đi theo sau Thông.

 

Thông để hai cái túi lên bàn và lấy đồ ra: một túi bánh phở, một quả chanh, một bó hành tây, hai bó hành lá, một ít húng quế, một thanh quế chi bé nhỏ, một củ gừng, mấy cánh hoa hồi,1 quả ớt nhỏ, 1,5 kg xương bò, bốn trăm gam thịt bò tươi roi rói, mới trông đã thấy ngon. Tất cả đủ để làm 2 bát phở đậm đà cho hai người.

Đầu tiên Thông tiến hành xử lý đám xương bò. Toàn là xương ống nhé. Thông cho đám xương bò ngâm vào thùng bằng muối, chanh và gừng sống. Sau rồi anh mở túi bánh phở cho ngâm vào nước hơi âm ấm. Thông rửa hành tây, hành lá, húng quế, hoa hồi, ớt sừng và quả chanh rồi để gọn sang một bên.

Lát sau Thông lấy đám xương bò ngâm ra, rửa sạch, moi hết tủy và mỡ bạc nhạc trong xương ra, rồi rửa đám xương bò ấy thật sạch. Động tác Thông thuăn thuắt, đúng là khéo như tay đàn bà! Một người có thể gọi là "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý(1)"Những người giàu trí tuệ thường không bao giờ nghèo lòng nhân hậu!

 

 

Thông bật bếp nướng củ hành, mùi thơm của nó tỏa ra ngạt hết cả mũi. Sau đó Thông bắc nồi nước lạnh lên trên bếp đun cho sôi lên, rồi bỏ xương bò vào. Thông cho gừng và củ hành vừa nướng xong vào nồi, sau đó bật bếp nhỏ xuống một chút, Thông hơi mở hé cái vung ra. Hơi từ nồi xương bốc ra, ngửi đã thấy vị ngọt quá ư là hấp dẫn rồi.

Anh rửa sạch miếng thịt bò bằng nước lạnh có pha chút muối. Rồi Thông cho miếng thịt bò và vào một cái xoong con, đổ nước lạnh vào, cho thêm mấy hạt muối và sau đó cho lên hầm. Thỉnh thoảng anh mở vung vớt bọt trong nồi nồi xương và cái xoong con hầm thịt bò ra. Trong cái bếp lúc trước còn đầy mùi ẩm mốc, nay đã đượm mùi của phở - cái mùi làm cho cái bếp lạnh nào cũng thêm phần ấm cúng hơn, tuy chưa hẳn là phở nhưng hương vị của nó cũng gần như thế.

Thông đun nồi nước sôi để luộc phở.

 

Hiếu tò mò nhìn chăm chú, Hiếu không ngờ rằng nấu ăn lại thú vị đến như vậy, nhất là lại nấu phở nữa chứ:

- Tớ trông cậu làm "chuyên nghiệp" quá! Lúc gia đình mình còn quây quần, sum họp, mình chưa bao giờ quan tâm đến việc nấu nướng của vợ, mình chưa bao giờ đứng ở bếp cùng với cô ấy và cũng chưa bao giờ rửa bát nữa nhé.

- Thật à Hiếu? Vậy thì cậu đã lãng quên bao nhiêu công việc thú vị cuả một đời người. Bao giờ cậu khỏe lên, tớ sẽ dạy cậu nấu ăn nhé. Nấu ăn cũng là một thú vui tuyệt vời mà Hiếu!

Người Đức nói rằng "Tình yêu thấm vào bao tử!" < Die Liebegeht durch den Magen!(12)>."

- Ừ thích thật. Có biết bao nhiêu điều bình thường mà mình cũng còn chưa biết, hoặc có lẽ sẽ không bao giờ được biết nữa!

- Hiếu ơi, bây giờ phải chờ một lát. Để mình pha chè chúng mình uống trước khi ăn phở nhé?

 

Nói rồi Thông bật bình đun nước sôi, pha hai cốc chè đen. Thông mang hai cốc chè vào trong nhà, Hiếu hầu như chưa muốn ra khỏi bếp - cái bếp đầy hơi phở. Cậu ấy giương cái mũi hếch trông đến là ghét lên cố hít thở những hương vị thức ăn ở trong bếp, cái hương vị "sắp phở" đậm đà và thơm ngon ấy, cái hương vị mà đã mấy năm rồi Hiếu chưa bao giờ được ngửi!

Rồi Hiếu cũng đi vào nhà. Hai người ngồi cùng uống chè đen.

Uống xong cốc chè Thông ân cần nhìn Hiếu và nói:

- Bây giờ là giai đoạn cuối- trong bóng đá người ta gọi là chung kết: Làm phở và ăn phở, Hiếu à!

- Thế thì còn gì bằng nữa, hả Thông!

Hiếu hồ hởi, mắt cậu ấy ánh lên niềm vui. Mồm Hiếu hơi mấp máy. Hình như Hiếu đang nuốt nước miếng thì phải. Cái yết hầu của Hiếu hơi di động.

Thông mở vung nồi nước dùng ra. Nồi nước phở bốc hơi nghi ngút, nước phở có màu trong hơi ngà ngà, trông ngon đến là ngon. Nồi nước luộc phở sôi lên sùng sục. Thông mở vung nồi và lấy bánh phở đã ngâm mềm rồi thả vào nồi. Anh đưa đũa khoắng đều một luợt. Một lát sau anh lấy đũa gắp một sợi phở lên, sợi phở ấy có màu trong veo. Bánh phở nay đã chín.

Thông đổ phở ra cái rổ nhựa để trong bồn ở bếp, tráng qua một chút nước lạnh, tay lắc nhẹ cái rổ cho hết nước và đặt nó xuống mặt bàn.

 

Thông để miếng thịt bò đang bốc hơi lên thớt, đưa con dao to thái ra từng lát thật là mỏng. Thịt bò phải thái thật mỏng thì ăn mới ngon. Hiếu nhìn những động tác lão luyện của Thông với vẻ đầy ngưỡng mộ. Con dao to đưa đi đưa lại thuăn thuắt, từng lát thịt bò mỏng tang hồng tươi ngả nghiêng như muá nằm phủ lên mặt thớt. Thông đưa dao gạt nó sang một bên.

Động tác hơi điêu luyện. Thông thả bánh phở vào nồi nước sôi sùng sục. Đợi một lát Thông đưa đũa gắp một sợi phở lên. Sợi phở trên đôi đũa trong veo, nóng bỏng. Thông khẽ thổi rồi đưa vào miệng nếm thử. Phở đã chín. Thông nhấc cả nồi bánh phở đổ ra cái rổ đã để sẵn ở trong chậu, tráng nhanh qua một chút nước lạnh, dùng đũa xới đều bánh phở cho bánh không dính vào nhau rồi để lên cái đĩa.

 

Thông rửa sạch đám rau sống để lên một cái đĩa con. Anh xắt nhỏ hành lá và trái ớt, xắt sợi củ hành tây. Thông lấy hai cái bát to, tráng qua bằng nước sôi nóng. Anh gắp bánh phở vào cái muỗng rồi dúng vào nồi nước đang sôi bùng bục, sau đó Thông cho nó ra hai cái bát. Thông xếp hết thịt bò lên trên,rồi thả hành lá và sợi hành tây lên trên.

Thông bày biện bát phở khá công phu, cố gắng tô điểm cho bát phở thật đẹp mắt. Sau đó Thông chan nước lèo vào đều trên mặt bát phở, nó bốc hơi nghi ngút. Phở, thịt bò và hành tây chìm trong nước dùng đang bốc hơi nghi ngút. Ăn phở phải nóng thì mới ngon! Thông cho rau sống, hành lá và những miếngt ớt đã sắt nhỏ vào bát và bưng 2 bát phở vào nhà. Khi thưởng thức bát phở, người ăn có thể khám phá nghệ thuật ẩm thực của người nấu - "tạm gọi là "Phở gia". Bát phở một phần cũng thể hiện quan điểm của người nấu nó. Khi ăn phở, người ta phải dùng cả ngũ quan: tay ta bưng tô phở nóng hổi để thấy nó nóng ngon, phở bốc hơi, mũi ta bị ngạt đi vì hương vị của bát phở- cái hương vị có một không hai, mắt ta nhìn bát phở ngon lành, lưỡi ta nếm cái vị đậm đà ấy và tai ta đồng thời nghe tiếng húp nước xì xụp vui tai mà ngon đến khó tả là vậyĂn phở phải húp xụp xoạp thì mới thích. Phở mang hương vị truyền thống của Việt Nam, thậm chí rất Việt Nam nữa là khác, chỉ riêng có Việt Nam mới có phở ngon thôi, và chỉ riêng đàn ông Việt Nam là hay thích và được ăn phở mà thôi. Đàn ông trên thế gian này có mơ cũng không được vì họ đâu có sẵn phở ngon như ở Việt Nam.

 

- Hiếu ơi, chúng mình vào ăn đi kẻo nguội!

Căn nhà lúc này đầy hương vị của phở. Hiếu vã mồ hôi hột. Cậu ấy liếm môi một cách thèm thuồng, nuốt nước bọt ừng ực và rảo bước đi theo Thông vào trong nhà. Hiếu ngồi xuống trước bát phở đang bốc hơi nghi ngút. Hương vị của phở làm cho Hiếu cảm thấy dễ chịu hẳn ra. Thông nhìn Hiếu đang vã mồ hôi, mắt hau háu nhìn bát phở một cách đam mê hồi hộp và thèm lắm.

- Hiếu, chúc cậu ăn ngon! Chắc là mình làm không qúa vụng chứHiếu? Vẫn còn thiếu một ít tương đen, Hiếu ạ.

Thông đưa cho Hiếu một miếng chanh tươi. Tiện tay Thông vắt luôn vào bát cho Hiếu, Thông lấy tay kia gắp hạt chanh ra khỏi bát cuả Hiếu.

 

 

- Thông ơi, phở cậu làm ngon lắm, ngon còn hơn cả tuyệt vời nữa nhé! Mình biết lấy gì để cảm ơn cậu đây? Phở đơn thuần không phải chỉ ngon vì chất liệu như bánh phở, thịt bò hay thịt gà, ớt, miếng chanh tươi mà quan trọng hơn cả là ở tấm lòng của người nấu phở, cậu đã cho tớ một bữa ăn ngon như ăn Tết - cái tấm lòng nhân hậu vô biên đó mà cậu dành cho riêngtớ đã làm cho bát phở cậu vừa nấu trở nên đậm đà hơn và thơm ngon hơn bất cứ một bát phở ngon nào khác? Thông ơi, một lần nữa, trong cuộc đời này xin đa tạ tấm lòng nhân hậu cuả bạn!

 

Hình như Hiếu khóc. Cậu ấy đưa tay vụng về gạt nước mắt và sau đó lấy đũa đưa miếng phở vào miệng một cách ngon lành. Hai người ăn xụp xoạp. Chỉ nghe cái âm thanh xụp xoạp ôm đồm ấy cũng đã cảm thấy ngon lắm rồi. Hiếu húp sạch hết cả nước lèo, rồi đưa đôi đũa lên quyệt miệng và xuýt xoa, tấmtắc khen ngon mãi. Mặt Hiếu toát lên vẻ mãn nguyện hiếm có.

Sao niềm hạnh phúc cuả con người chỉ đơn giản, quá đơn giản thế thôi ư?

 

 

Hôm nay sao Hiếu dậy sớm thế. Trong một khoảng khắc trên nét mặt cậu ấy toát lên một sự an bình. Chắc là đêm qua cậu ấy bớt đau và ngủ được. Đối với những người bệnh nặng như Hiếu, ngủ ngon một giấc là một điều thần tiên.

- Đêm qua ngủ có ngon không? Hôm nay có đỡ hơn không?

Thông ân cần hỏi. Chả biết từ bao giờ Hiếu đã trở thành một người ruột thịt cuả anh! Những kẻ khốn cùng thường dễ hiểu và dễ đến với nhau hơn?

- Mình thấy có phần khỏe hơn. Đêm qua mình ngủ được.

Mình ngủ mơ về gặp mẹ, mẹ Hiếu vẫn khoẻ như ngày nào, mái tóc mẹ vẫn đen lay láy như gỗ mun.

- Ồ lạ nhỉ? Bây giờ cậu đã hết đau rồi sao?

- Tự nhiên hôm nay mình khao khát muốn viết cho vợ con mình một lá thư. Còn hai ngày nữa là Tết Nô-En rồi còn gì nữa. Thời gian trôi đi nhanh thật!

- Ừ lại đến Tết Nô-En rồi.

 

Thông trầm ngâm nghĩ ngợi.

- Thông ơi, mình muốn nhờ cậu một việc được không.

- Mong muốn của cậu là mệnh lệnh cho tớ! (Dein Wunsch ist mir Befehl!)

Thông đáp lại bằng tiếng Đức. Hiếu khẽ cười.

 

- Giá mình cũng giỏi tiếng Đức được như cậu nhỉ? "Nhân bất học bất tri lý""(1). Tớ chẳng học hành gì nhiều nên kiến thức thì nông cạn, ngôn ngữ thô thiển, ngoại ngữ lại càng kém hơn nữa.

- Cậu cứ nghĩ vậy. Thật ra mình chả hơn nhau cái gì đâu!

Cũng chính vì vậy mà chúng mình đang sống chung một ngôi nhà đấy ư? Cả nhân loại đều đang sống chung một ngôi nhà mà Hiếu.

Thông cười hóm hỉnh. Hiếu quá hiểu Thông định nói gì. Mặt anh dúm lại. Khuôn mặt càng thêm thiểu não!

- Sao đời chua chát đến là vậy!

Hiếu nghĩ thầm.

- Thông ơi, mình muốn nhờ cậu một việc này. Thông mua giúp cho mình một chiếc phong bì và vài tờ giấy viết thư thật đẹp nhé. Mình muộn viết một lá thư tết cho vợ và các con.

 

 

Hiếu đưa cái thẻ ngân hàng cho Thông:

- Đây là thẻ ngân hàng của mình.Thông xem giúp tiền trợ cấp họ đã chuyển vào tài khoản cho mình chưa. Nếu còn đủ 50 EUR, Thông rút tiền mua quà Tết cho ba đứa con của mình.

Mình biết với 50 EUR thì biết mua cái gì bây giờ. Thôi Thông cứ mua giúp mình chút quà rẻ tiền thôi, miễn là các cháu có quà tết Nô-En cuả bố nó. "Lực bất tòng tâm(1)!" Mình cũng chẳng có gì để có thể làm khác được!

- Cậu cứ nghỉ ngơi đi. Mình mang nước chè pha nóng vào cho cậu ngay bây giờ. Xong mình sẽ đi mua đồ cho cậu ngay.

- Chắc ở trên đời này không có ai tốt với mình hơn cậu đâu

Thông! Cảm ơn cậu rất nhiều!

- Không cần phải khách sáo vậy đâu Hiếu!

Năm phút sau. Thông bước ra khỏi nhà. Anh rảo bước.

- Không biết mình sẽ còn giúp Hiếu được bao nhiêu lần nữa đây?

******

 

Gần một giờ chiều Thông mới qua trở về nhà, tay xách nách mang, trên tay là ba cái túi hiệu của ba cửa hàng rẻ tiền khác nhau: Aldi, Lidl và Real. Vừa đẩy cửa vào phòng thì Hiếu tỉnh dậy. Hiếu mừng ra mặt. Đã năm mươi tuổi đầu mà vừa nhìn thấy Thông, Hiếu mừng như mẹ vừa đi chợ về. Cậu hồi hộp chờ xem Thông mua được những gì cho mình đây.

- Đây là quà cho các cháu. Đây là phong bì và giấy cho cậu viết thư.

- Cảm ơn cậu nhiều lắm., nhưng ...

Hiếu ấp úng.

- Có đủ hết: giấy gói quà và giây nơ để buộc đây.

Thông cười.

- Cậu thực sự là một người "phụ nữ đảm đang" cuả tớ! Chắc không có ai tốt như Thông đối với Hiếu.

 

Hiếu cười khích khích. Cậu ấy đang vui lắm. Ở đời niềm vui vốn là muôn vàn sự nhỏ bé, nếu cái sự nhỏ bé đó xuất phát từ lòng tốt, được dành cho đúng người, đúng lúc, đúng chỗ thì nó sẽ là niềm vui "nặng cân", vô tận.

Thông đi ra bếp làm bữa trưa cho hai người. Đã từ lâu lắm rồi hai người hầu như chỉ ăn bột khoai tây ăn sẵn đóng hộp, món ăn "tiêu chuẩn" cuả "cán bộ" Hartz4(7)chế độ hưởng xã hội theo luật CHLB Đức). Cứ đổ nước sôi vào, đậy kín lại, chờ năm phút là ăn được. Ăn để mà sống chứ đâu phải sống để mà ăn. Hôm nào ngon miệng thì làm hai suất liền. Mọi cái con người đều có thể quen hết. Cả cái dạ dày cũng sẽ nhanh quen với đói khổ mà!

 

Thông bê bữa trưa vào để lên chiếc bàn nhỏ cạnh đầu giường Hiếu. Cạnh bàn là hai chiếc ghế nhựa cũ kỹ do Thông nhặt ở ngoài đường về, ngay sau khi anh thuê nhà giúp cho Hiếu, nay sau khi Hiếu bị Thi đuổi ra khỏi nhà. Định chỉ dùng tạm thôi, ấy thế mà vẫn còn đến tận bây giờ. Ở đời ai học được chữ ngờ!

Hai người ngồi ăn trưa. Hoàng toàn im lặng, không ai nói một lời. Mỗi người chìm vào tâm tư, vào thế giới riêng của mình. Cái gì sẽ chờ đợi họ trong những ngày sắp tới đây? Một người ốm chăm sóc một người ốm nặng hơn. Họ chẳng còn cách nào khác vì họ chẳng có ai hay nói đúng hơn là trên đời này chẳng còn có ai là người thân còn cần đến họ.Đúng là "nhân vô dụng bất tri thân(1)".

Ăn xong rồi Thông dọn đồ ra ngoài bếp. Lát sau anh quay vào, lau chiếc bàn được làm bằng giấy dánđã quá cũ từ thời Đông Đức một cách kỹ lưỡng. Sau đó Thông mang giấy viết thư và bút vào cho Hiếu.

- Cậu ngồi viết thư đi. Mình ra bờ sông Elbe đi dạo một chút nhé.

- Vậy tớ nên viết bằng đầu hay viết bằng tim hả cậu?

- Bằng cả hai, Hiếu ạ! Hãy viết bằng cả hai!

Thông mặc áo khoác, quàng khăn đội mũ rồi đóng cửa ra đi ngoài.

 

Hiếu ngồi xuống bàn viết. Những lời trong thư là tình cảm đang trào ứa ngập trong tim anh. Lúc này nó "chảy ra" trên trang giấy.

Người đời sẽ vô cùng ngạc nhiên rằng nỗi đau khổ, sự đau đớn tột cùng cuả con người có thể tạo ra khả năng đột biến cho những người mặc dù văn hoá thấp, rất thấp đi chăng nữa khi sắp bước sang bên kia thế giới có thể viết rất hay, hay một cách tuyệt vời, hay hơn cả nhà văn đại tài chuyên nghiệp nưã là khác.Có người cho đó là sự tinh lọc tất cả mọi tinh hoa cuả tâm hổn, cái đó chỉ có được khi hồn sắp lià xác như một đặc ân duy nhất, cuối cùng cuả cuộc đời dành cho người sắp ra đi.

Chắc rằng họ đã đúng!

Hiếu viết:

 

Ngày 22 tháng 12

"Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ

Nghìn trái tim mang trong một trái tim

Để hiểu vào giọng suối với lời chim

Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động"(4)

 

Nếu người đời cho rằng tình yêu đẹp hơn tất cả mọi cái đẹp thì tình yêu cũng có nghĩa là hạnh phúc. Vậy thì tình yêu phải là sự gắn bó, sự hòa hợp của hai tâm hồn và hai cơ thể, hay nói cách khác là sự không tách rời giữa phần hồn và phần xác của hai con người (có thể là đồng giới hay khác giới). Tình yêu đích thực là sự dâng hiến trọn vẹn, là niềm đam mê bất tận, là ngọn lửa lòng không bao giờ tắt, là sự thủy chung, là lòng tin tuyệt đối, là cái không thể đem đổi, là sự không đòi hỏi, không tính thiệt hơn. Tình yêu không có khoảng cách (xa mà gần), tình yêu không bao giờ đặt điều kiện, tình yêu không có sự so sánh; bởi một tình yêu chân chính chỉ có một và duy nhất mà thôi!

 

Tình yêu là trao và nhận, và người hạnh phúc hơn chính là người được trao nhiều hơn, còn những người đạt đựơc sự cân bằng là những người hạnh phúc nhất.

Em yêu quí,

Đã sống cùng nhau ngót ngét hai mươi năm, đã có với nhau ba đứa con chung mà chúng mình chưa bao giờ viết thư cho nhau, em nhỉ. Kể cũng lạ thật!

 

Anh chẳng biết tâm sự cùng ai về nỗi đau của mình, cái mà chắc là định mệnh đã mang đến cho anh, chỉ cho riêng anh.

Anh cũng chẳng biết nói gì hơn là ngàn lần xin lỗi em và các con vì anh đã không đứng ra lo lắng được chu đáo cho gia đình mình như anh thật sự mong muốn. "Có tiền vợ vợ chồng chồng, hết tiền, hết cả chồng đông vợ đoài(1)!"- Người xưa đâu có sai! Anh rất hiểu nỗi lòng của em lúc này, anh rất tự hào vì có em và có ba đứa con ngoan do em dạy dỗ nên người.

Em có hiểu lòng anh lúc này không? Nhìn em và các con khổ vì anh, anh càng thấy mình nhục và có tội - anh đáng bị trừng phạt lắm, nhưng còn hình phạt nào hơn mà tạo hóa đang xử anh. Anh tự hại mình, chính là trời hại mình đó em!

Nay anh chỉ còn là một cái xác không hồn, là một vật thể chứa đầy bệnh hiểm nghèo, một người bất tài vô dụng, sức cùng lực kiệt, một người chỉ còn một hy vọng duy nhất là chờ chết mà thôi. Nếu mai anh chết, em hãy đừng lo lắng, buồn phiền nhiều quá! Hàng ngày em lo lắng, xoay sở nuôi con giúp anh, tất cả những việc làm đó của em đúng là đã qúi giá hơn vàng.

Em đã sinh ra cho anh ba đứa con xinh xắn. Anh phải cảm ơn em nhiều , nhiều lắm!

Dù thế nào chăng nữa lúc nào anh cũng yêu em và các con.

 

Đã có lúc trong quãng đời ngắn ngủi của mình, đã có lúc anh được bơi trên hạnh phúc: Có tiền, có em, có các con - hầu như là có tất cả. Ngày ấy chúng mình có những hai cửa hàng rau quả, cả hai cửa hàng đều bán chạy. Sáng ra anh lái chiếc xe tải mới tinh đi lấy hàng từ ba giờ sáng, chiều tối em ra thu tiền, mình đã thuê người làm. Còn gì đẹp hơn khi có nhiều buổi tối, em phải đếm tiền mỏi tay. Cũng lạ, sau này em có tật là hay phàn nàn về mọi thứ, nhưng em lại chưa bao giờ phàn nàn về việc phải đếm tiền mỏi tay đó cả. Phải chăng đếm tiền cũng là một thú vui!! Có thể người đời đã đúng khi người ta nói: "Chọn vợ thì chọn bằng tai, Chớ chọn bằng mắt có ngày oan gia(1)!"

 

Chắc em còn nhớ, vào những năm chín mươi mình đã đi xe đắt tiền, đẹp thượng hạng, dành riêng cho đại gia. Ít người, rất ít người tại thành phố nơi mình đang sống có đựơc cái diễm phúc này. Vì bơi trong tiền, anh như người say, chỉ còn thích kiếm tiền, có bao nhiêu tiền vẫn chưa đủ. Điều đó cũng dễ hiểu, chắc em còn nhớ, khi bố anh bị ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối. Hai đứa mình về phép Việt Nam đột xuất, nhìn bố đau đớn sắp ra đi mà anh không có một xu dính túi vì tất cả số tiền dành dụm được đã phải dùng làm "phương tiện" chi trả để hai đứa mình được về phép đột xuất cho bố anh được gặp lại co mình lần cuối cùng trước khi ra đi. Và cuối cùng vì không có tiền, anh đã không giúp bố anh được việc gì, không có tiền mua thuốc chưã chạy cho bố, không có tiền chạy thầy, chạy thuốc để chữa chạy cho bố anh để rút cục phải bó tay đau xót nhìn bố anh sắp phải ra đi.

Ngay sau khi sang đến Đức anh đã thề với chính mình, bằng mọi cách phải làm ra thật nhiều tiền, nhiều đến trên cả dư thừa. Anh đã đạt được mong ước đó, nhưng chỉ có nhiều tiền thôi không đủ. Người đời, ngoài tiền ra, ai cũng cần có một tổ ấm hạnh phúc, những người bạn chân tình để lúc "tắt lửa tối đèn" có nhau, sống chết có nhau. Cái đó như cái nợ đồng lần cuả một đời người, ta phải giúp người thì mới mong người sẽ giúp ta, cái đó phải xuất phát từ cái tâm thì nó mới sâu nặng.

Anh đã không làm được cái đó, tuy có nhân hậu và giúp người nhưng thiếu cái tâm. Muốn nuôi dưỡng những tình cảm qúy báu đó, người ta phải đầu tư thời gian và tấm lòng và cũng do mải mê kiếm tiền, anh chưa bao giờ dành thời gian để "cho vay" một tấm lòng để đến khi cần lại được nhận lại. Viết đến đây anh hơi ghen với dân nghệ sỹ, tuy họ không giàu tiền bạc, nhưng họ giàu tài năng, giàu trí tuệ, giàu ban bè, ai cũng coi ai là bạn.

 

Có tiền, anh đã quên không xây cho mình một cái nền móng của cuộc sống. Cái nền móng đó chính là một gia đình, em và các con, chính là những người bạn tốt để lúc tối lửa tắt đèn có nhau. Một cái cơ bản và đơn giản nhất anh đã không làm được. Ít ra trời vẫn còn ưu đãi anh, khi kề bên cái chết anh vẫn có một người bạn - một người ân nhân thì đúng hơn - con người đã chìa cho anh bàn tay ấm, có lẽ đó là hơi ấm cuối cùng trên đoạn đường còn lại quá ư là ngắn ngủi của đời anh. Lá thư này người ấy cũng sẽ giúp anh mang nó đến cho em và các con!

 

Mặc dù anh có rất nhiều tật xấu, nhưng anh vẫn là một người đàn ông, đã từng là người chồng của em và lúc nào cũng là bố của ba đứa con mà em đã sinh ra cho anh. Kẻ độc miệng nói rằng bé Thu Hà - đứa con út của chúng mình - không phải là con đẻ của anh. Anh chỉ muốn vả vỡ mồm những kẻ nói lên điều đó! Sao nó lại không phải là con của anh? Có thể nó không mang dòng máu của anh, nhưng lúc nào Thu Hà cũng là con gái rượu của anh. Mình đã đặt tên cho con là Thu Hà, dịu dàng và trong sáng như dòng sông mùa thu, êm ả, thơ mộng, không hề có sóng gió. Nước sông mùa thu lúc nào cũng trong veo và không bao giờ vẩn đục cả mà em. Nếu tin đồn của thiên hạ là thật thì chỉ có em biết nó mang dòng máu của ai thôi. Còn đối với anh thì lúc nào Thu Hà cũng là con gái của anh - hôm nay và mãi mãi về sau nữa.

 

Ngày ấy anh bị cơn lốc đồng tiền cuốn đi. Do mải mê kiếm tiền quá, ba giờ sáng anh đã dậy, chín giờ tối anh mới về, Tiền đâu có phải là tất cả! Em là người vợ đã bị anh "bỏ rơi", bỏ rơi hoàn toàn trong khi em là một người phụ nữ đầy nhiệt huyết, đầy ham muốn vì vậy em có nhu cầu bình thường của người phụ nữ. Cái đó không có gì là lạ và đáng trách cả!. Ba giờ sáng anh đi làm, người tình của em đậu xe phục trước nhà mình để "giúp anh" mang hạnh phúc đến cho em, cho em những phút đê mê, cực khoái mà em đáng đựợc hưởng như bao người phụ nữ khác.Người ngoài đồn đại, chính anh cũng hơi có một chút linh cảm về việc đó. Vậy thì anh đã làm gì?

Anh đã chạy theo tiếng gọi của đồng tiền! Anh đã hoàn toàn quên em, quên là có em, vợ cuả anh trên đời này - một người phụ nữ đầy nhan sắc và sinh lực! Vì đồng tiền, anh đã quên đi hạnh phúc qúy nhất của đời mình. Anh đã có lỗi và đã để em trượt dài trên khuôn phép của luân lý. Từ đói tình, một bậc nữa em trở nên kẻ khát tình, thích phiêu liu đâu có kém gì đám đàn ông hư đốn. Cái đó cũng không có gì đáng trách cả! Kẻ độc ngôn gọi em là con đĩ, nhưng họ đã sai vì em đâu có làm việc đó vì tiền và không lấy tiền - em đơn thuần chỉ khát tình mà thôi! Ngựa quen đường cũ. Nay em trở thành con bệnh - bệnh đó người ta gọi là bệnh loạn dâm, bệnh kinh niên!

Chắc là khó chữa lắm, phải không em? Kẻ có lỗi ở đây cũng chính là anh. Khi có tiền anh kiêu ngạo. " Có tiền mua tiên cũng được!" mà em!

 

Lúc có nhiều tiền, còn sung sức thì anh cũng đâu có tốt đẹp gì cho cam. Cũng chẳng khác gì em, anh cậy có nhiều tiền, anh huênh hoang, anh đã dương dương tự đắc, anh đã bao nhiêu lần đón các đoàn ca sĩ từ Việt Nam sang Đức biểu diễn, đã có nhiều đêm truy hoan, đắm chìm trong nhục dục và đê mê trong men tửu. Nghĩ lại bây giờ anh mới thấy ghê tởm về những hành vi của mình ngày ấy - Đúng là một quá khứ hôi tanh và đen tối. Anh đã rất lười học - học ở trường, học đời, học người, có một thời anh chỉ khoái kiếm tiền thôi, và có lẽ điều xấu nhất là anh chưa bao giờ là một người mẫu mực, là một tấm gương, là chỗ dựa cho cái gia đình thân yêu của mình, cho em và các con. Anh đã từng mộng tưởng mình là ai, mà trên thực tế - trớ trêu thay! - anh lại chẳng là ai cả! Đó là cái sai lầm muôn thuở của những kẻ tự coi mình là cái rốn của vũ trụ. Chỗ nào cũnh muốn phô trương và khoe khoang dạng "hữu danh vô thực" mà lại còn hám danh. Đã dốt lại còn ra vẻ ta đây biết chữ! "Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng(1)!"

 

Vô danh tiểu tốt mà anh lại không biết thân biết phận mình. Đã có lúc anh cắm nhà nhưng than ôi, tiếc thay lại chưa bao giờ có người đàn bà làm tổ! Rồi anh lại còn dính vào cờ bạc, đỏ đen. "Cờ bạc là bác thằng bần!"(1) Đúng là "của phù vân không chân mà chạy(1)"! Đến lúc hiểu được thì đã quá muộn rồi. Cái mà anh trách mình nhiều nhất là đã đánh mất nhân cách, mất cái nền móng của cuộc sống. Anh đã không che chở và xây dựng cho cái gia đình thân yêu của mình. Đúng vậy đó em, mất nhân cách là mất tất cả!

 

Giờ đây về hình hài thì anh vẫn là đàn ông, anh quyết không bao giờ nói xấu hoặc trách móc em cả! Đúng là "xấu chàng hổ ai", phải không em? "Chồng khôn vợ ngoan, chồng quan vợ bợm!(1)" Đúng vậy thì đáng ra anh phải làm quan rất to, to lắm mới phải, đúng không em?! Cũng chả biết anh còn sĩ diện rỏm được bao lâu nữa đây, nhưng khi cái thân tàn này còn thì lúc nào anh cũng đứng ra bảo vệ em và các con.

Thường là con cái người Việt ở Đức tốt nghiệp phổ thông trung học, hai đứa con đầu của mình chỉ học hết lớp chín. Hai vợ chồng mình đã để lỡ gai đoạn quan trọng nhất trong việc giáo dục con cái, đó là lúc các con đang ở tuổi dậy thì, tuổi từ 12 đến 14. Anh đâu có dám trách em, vì nếu em mải "du thủy, du xoan" thì anh vẫn có thể dạy con nên người cơ mà. Tất cả đã quá muộn rồi! Chắc chỉ còn hy vọng vào Thu Hà - đứa con gái út của chúng mình. Nếu sự đồn đại là đúng, chắc anh phải cảm ơn cái thằng đàn ông khốn nạn đã ngủ với vợ anh, kết qủa là em đã sinh ra cho anh ít nhất một đứa con gái ngoan.

Có nhà "cha làm thầy, con bán sách(1)" thì còn bảo là nghịch lý. Chứ nhà mình cha du côn, con mất dạy - đúng là cha nào con ấy - thì cũng có gì là oan? Đối với người ngoài em là con đĩ hoặc em còn hơn cả con đĩ đi chăng nữa, các con hư hỏng, thất học, trở thành rác rưởi, tội lỗi của xã hội này đi chăng nữa; nhưng đối với anh, lúc nào em và các con cũng là những người thân yêu nhất, là một phần không thể tách rời của đời anh. "Con vua tốt vua dấu, con tôi xấu tôi yêu!"Đúng là khi tự ngửi phân của mình thì người ta không hề thấy thối!

 

Sự bất hạnh của gia đình mình, mình không còn chung sống với nhau dưới một mái nhà nữa, tất cả là do anh, anh chỉ trách mình anh thôi! "Đắng cay mới biết ngọt bùi(1)". Có những lúc anh chỉ ao ước có lại được một ngày trong quá khứ! Một ngày thôi, một ngày được hạnh phúc - hạnh phúc thật sự. Đúng là "chó dại có mùa, người dại quanh năm(1)"! Tại sao có những lúc anh lại "đặt cày trước trâu(1)" vậy hả em? Cái cảm giác tội lỗi này sẽ theo anh và sẽ ám ảnh anh suốt đời.

Chắc rằng khi chết anh cũng không nhắm mắt được đâu. Dù có lỗi anh vẫn rất yêu em và các con, lúc nào anh cũng cầu nguyện cho em và ba đứa con của mình hạnh phúc.

 

Em ơi, hình như anh đang phải gánh chịu hình phạt tiền kiếp hay đương kiếp đây. Anh lâm bệnh nặng lắm. Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng cuả đời anh. Anh bây giờ "cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết(1)!" nữa rồi em. Vì chắc khó có cơ hội để chia tay lần cuối cùng với em và các con, hãy cho phép anh mượn bài thơ của Yesenin thay cho lời từ biệt. Nguyện vọng cuối cùng cuả anh là sẽ không bao giờ làm em và các con khổ thêm nữa. Cầu mong cho em và 3 con của anh hạnh phúc!

 

Vĩnh biệt

 

Thôi chào nhé, bạn ơi chào nhé!

Bạn thân yêu, tôi mang bạn giữa lòng.

Cuộc chia ly tự bao giờ định sẵn,

Hẹn một ngày tái ngộ chờ mong.

Thôi chào nhé, không một lời bịn rịn,

Bạn thân yêu, xin bạn đừng buồn,

Trên đời này chết là điều chẳng mới,

Nhưng sống thật tình cũng chẳng mới gì hơn.(3)

 

 

Nếu như trái tim anh còn đủ máu thì anh sẽ viết lá thư duy nhất, cuối cùng này bằng chính máu của mình giống như Yesenin, nhưng những căn bệnh hiểm nghèo đã hành hạ anh.

Vì điều trị bệnh, tuần nào anh cũng bị lấy máu để thử, nên nay anh thiếu máu trầm trọng. Máu để duy trì sự sống còn không đủ, vậy thì còn máu đâu nữa để mà viết thư cho em và các con nữa.

Hiếu run run đặt bút ký nguyệc ngoạc dưới lá thư. Anh nay đã kiệt sức, cạn lời, không còn gì để viết nữa. Nhiều chữ đã bị nhòe đi vì nước mắt.

Hiếu gập lá thư dày cộp lại, cho nó vào cái phong bì, niêm phong cẩn thận. Anh sợ rằng Thi sẽ khóc nhiều khi đọc lá thư duy nhất, cuối cùng này của anh. (3)<Yesenin> (Bản dịch tiếng Việt của nhà thơ Anh Ngọc)

 

 

Ba bố con- Thiên đàng trong chốc lát?

Ngày 20 tháng 12.

Lần nào Thu Hà sang thăm bố nó ốm cũng nằng nặc đòi bố Hiếu về nhà cho nó ngủ cạnh một hôm.

Hiếu nghĩ, bây giờ mình như tàu hoả tốc dừng ở sân ga và có thể ra đi bất cứ lúc nào. Hiếu muốn một lần duy nhất cuối cùng chiều con và làm cho nó vui lòng, toại nguyện. Dù thế nào đi chăng nữa thì nó cũng là người thân yêu nhất cuả Hiếu.

Thu Hà đưa bố nó về nhà và đưa bố nó vào phòng ngủ, nay chỉ có mẹ nó ngủ ở đó.

 

Thi đang nằm trên giường nhìn thấy hai bố con đi vào vội nhổm dậy quắc mắt lên quát:

- Cái gì thế này

- Tôi đã nói là anh đừng vác mặt về đây một lần nào nưã cơ mà!

- Mẹ ơi, cho con nằm cạnh bố một hôm trên giường của mẹ?

- Không bao giờ cả!

Thu Hà buồn ra mặt. nó chạy ra thì thầm to nhỏ với anh Tiêu cuả nó.

Một lát sau hai anh em chạy xuống hầm đựng đồ lấy tấm đệm cất đi đã lâu chỉ được dùng đến khi nhà có đông khách ngủ lại. Hai anh em khiêng tấm đệm giường vào phòng ngủ và đặt xuống đất làm bụi bay lên mù mịt. Hai đứa đập tay bùm bụp vào tấm đệm cho bụi bay hết đi.

Mùi ẩm mốc hăng hắc bốc lên làm cho chúng ho sặc xuạ.

 

Thu Hà đỡ bố nó vào nằm lên tấm đệm:

- Bố nằm xuống đi!

- Anh Tiêu nằm trong, bố nằm giữa, con nằm ở ngoài.

- Nằm ở dưới đấy thôi nhé! Tao không thích có người chết trên cái giường này! Tởm lắm! Rõ chưa?

 

- Bố vẫn sống cơ mà mẹ!

- Ừ sống? Thi khinh kỉnh biẽu môi. Hiếu thấy ghê tởm cái khuôn mặt sát nhân ấy. Mất hết đâu rồi cái vẻ diễm kiều một thời xuân xanh?

Thu Hà kéo chăn đắp cho bố nó:

- Bố ngủ đi! Bố có đau lắm không? Con tắt đèn cho bố ngủ nhé?

- Không được, tao đang đọc truyện! Thi quát toáng lên.

Ba bố con nằm sát bên nhau. Hiếu đau lắm, đau đến nhức nhối, đau đến hết chịu nổi, nhưng cuối cùng đành cắn răng chịu, không thể gọi tổ chức từ thiện đến tiêm thuốc Morphin giảm đau vào lúc này được.

Hiếu quay sang ôm con. Đau quá Hiếu chảy nước mắt dàn ruạ làm ướt hết má con gái.

- Sao bố lại khóc?

Bố không khóc đâu con, nằm cạnh con, bố vui lắm. Vì bố đau quá nên chảy nước mắt đó con!

 

Mãi rồi đêm dần dần cũng nhè nhẹ buông màn.

Phòng ngủ tĩnh lặng

Ba bố con ngủ ngon lành.

Một đêm bình thường như mọi đêm. Sao đêm nay lại đẹp đến thế! Hiếu khẽ lẩm bẩm một mình.Hiếu nhắm mắt, cố ngủ thêm mấy phút để cố giữ lại cái khoảng khắc êm đềm thân yêu này.

8 giờ sáng hôm sau

- Thu Hà, đưa bố mày về nhà. Ngủ đây một đêm thế là đủ rồi!

Ba bố con lục tục ngồi dậy, ngáp và tiếc giấc ngủ ngon lành. Quả là các nhà thông thái nói không sai rằng phần hồn cuả con người nặng hơn phần thịt. Tinh thần sảng khoái và có một giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho con người sức khoẻ mà họ có thể dời núi được dễ dàng.Hiếu đứng dậy chưa vững vì còn yếu. Thu Hà đỡ bố nó và diù bố nó đi qua phòng khách. Anh Binh Kevin cuả nó đang ngái ngủ nằm trên ghế đi văng vì thức khuya chơi Nintendo.

 

Đột nhiên Hiếu vướng chân vào bậc cưả phòng khách ngã đập vai xuống đất. Thu Hà lúi húi đỡ bố nó mà đỡ không nổi.

Bình Kevin bật dậy khỏi ghế đi văng như con mèo chạy ra đỡ bố nó dậy.

- Để con dìu bố đi về. Bố yếu quá rồi! Bố có đau không?

Thu Hà lẽo đẽo thi theo bố và anh Bình Kevin . Nó chạy lên mở cửa ra vào cho bố nó.

Ra đường, cố gắng lắm Hiếu mới để con trai dìu về đến cưả nhà mình. Hiếu yếu lắm rồi, lại còn bị đau nữa.

- Để con lấy chià khoá ở túi bố, con mở cưả cho bố nhé?

Nói rồi nó dịu dàng ôm bố nó, cho tay vào túi áo Hiếu khẽ lấy chùm chià khoá ra mở cưả.

Dùng hết sinh lực để trai dìu vào giường, Hiếu ngồi bệt xuống giường.

- Đơn thuốc và giấy điều trị cuả bố đâu đểcon gọi dich vụ từ thiện đến tiêm cho bố đỡ đau! Thấy bố nó nhăn mặt đau đớn, Bình Kevin hỏi bố nó.

 

Hiếu chỉ cho con chỗ để đơn thuốc và giấy điều trị.

Bình Kevin cầm tờ giấy chăm chú đọc số điện thoại và rút điện thoại di động ra bấm máy gọi dich vụ từ thiện đến tiêm cho bố.

Thu Hà đỡ bố nó nằm xuống giường và kéo chăn lên đắp cho bố.

May quá mười phút sau họ đến ngay. Chắc họ vưà phục vụ bênh nhân ở gần đây xong.

Hai người hộ lý bước vào nhà Hiếu. Một nguời đến bên Hiếu vén tay áo Hiếu lên và xịt nước khử trùng.

Người kia lấy kim và ống thuốc trong cặp đồ nghề ra, bẻ ống thuốc và đưa ống kim tiêm vào rút thuốc vào ống tiêm và sau đó đến tiêm cho Hiếu. Nguời này vưà rút kim ra, lấy giấy lau chỗ vừa tiêm và dán băng cho Hiếu.Trên nét mặt Hiếu lộ rõ vẻ dễ chịu. Cơn đau đã ngừng không còn hành hạ thân thể Hiếu nưã.

 

- Bố đỡ chưa bố?

Hai đứa con đồng thanh hỏi bố nó. Chúng nó quây lại với bố, mặt chúng cũng nhẹ nhõm hẳn đi giống bố chúng nó.

Hiếu nằm trên giường rồi thiu thiu ngủ.

Thu Hà vẫn ngồi cạnh giường nhìn bố nó ngủ ngon lành.

Bình Kevin nhìn bố nó ngủ, sau đó ra mở cửa đi về nhà.

 

Ngày 24 tháng 12.

Thông bấm chuông cửa nhà Thi. Đến lần thứ hai thì cháu Thu Hà nói vọng ra:

- Ai đấy ạ?

- Bác Thông đây. Mở cửa giúp bác đi.

- Mẹ ơi. Bác Thông. Con mở cửa cho bác nhé?

- Ừ.

Thi miễn cưỡng trả lời. Tết nhất, lại có việc gì nữa đây?

Cánh cửa hé mở. Thông gõ cửa rồi bước vào.

- Chào cô Thi. Bác chào cháu Hà!

- Chào anh!

- Cháu chào bác ạ!

- Anh vào nhà chơi. Có việc gì vậy anh?

Thi sồn sồn hỏi. Hình như cô đang chuẩn bị đi đâu thì phải.

- Khỏi cần vào phòng khách Thi ạ. Cô và cháu vào bếp tôi nhờ một chút.

Ba người đi vào bếp. Thông đưa ba cái túi quà cho bé Hà.

- Đây là quà tết bố cháu mua cho các cháu. Bố cháu nhờ bác mang sang giúp hộ.

- Chắc lại toàn mấy thứ rẻ tiền chứ gì? Đúng là vô vị!

Thi nói sẵng.

- Cháu cảm ơn bác. Bố cháu có khoẻ không?

- Bố cháu vẫn khoẻ.

Thông thong thả trả lời.

- Cô Thi, anh Hiếu có nhờ tôi chuyển đến cho cô và các cháu một bức thư chúc tết.

Thông đưa cho Thi bức thư chúc tết cuả Hiếu. Đó là một cái phong bì khá đẹp, bức thư được dán kỹ.

- Rõ là vẽ việc. Tôi đâu có thời gian và tâm trí để đọc mấy cái thứ vớ vẩn này!

Nói rồi trong chốc lát cô vo nó, ném ngay vào thùng rác.

- Thư với chả từ! Tôi đau có thời gian!

Thông nhìn Thi một cách sửng sốt. Anh không thể hiểu nổi hành vi cuả cô ấy! Anh bước vội ra cửa, như muốn chạy khỏi nơi này. Lúc này Thông nhìn thấy rõ hơn bất cứ lúc nào cái khoảng cách giữa sự tôn trọng và mất tôn trọng là nó không hề cách xa nhau lắm. Chỉ bằng một phép hành xử trong giây lát, một lời nói vô tâm, nó có thể biến một con người đang được tôn trọng trở thành vô nghiã và đáng khinh như rác rưởi.

- Chào cô Thi. Bác chào cháu Hà! Tôi có viêc phải đi đây!

- Vâng chào anh!

Thông khép cánh cửa nhà Thi lại sau lưng. Tim anh đau thắt lại. Mặt Thông đột nhiên tái xám. Cái gì đã làm cho anh quá xúc động đến như vậy?

 

Trong nhà Thi, cháu Hà đang mở quà tết cuả nó.

- Mẹ ơi, bố tặng con một con mèo trắng. Thế là con có hai con mèo cơ đấy. Ngày bé, bố cũng đã mua cho con một con mèo.

Thế là con có những hai con mèo kia! Chả biết con nào là mèo thật, con nào là mèo giả, hả mẹ? Nhưng con này mềm hơn và đẹp hơn con cũ rất nhiều mẹ ạ. Quà cuả hai anh, con để vào phòng các anh ấy mẹ nhé?

- Ừ. Mẹ phải đi có việc đây.

Nói rồi Thi đi vào phòng tắm trang điểm để chuẩn bị đi chơi với người bạn, Cháu Hà tò mò mở thùng rác nhặt tấm bưu thiếp bố nó gửi đã bị vò hơi nhàu lên. Mở ra thì ở trong đó là một bức thư dầy cộp. Nó mở ra xem. Bố nó viết tiếng Việt. Tờ giấy thư còn mới mà nhiều trang vàng ố. Nó ngậm ngùi. Chắc là bố nó đã khóc nhiều lắm. Nó sẽ nhờ bác Thông dịch giúp xem bố nó viết gì.

Thế gian lắm chuyện khó ngờ

Trước khi bỏ vợ hãy sờ trán xem!< Khuyên các ông chồng muốn bỏ vợ>

 

 

Đời đơn côi?

Đã lâu lắm rồi anh không nói

Nói gì khi chính anh có lỗi

Than ôi sao đời đầy hờn tủi

Mất tiền, mất cả, mất chữ tôi

Thân cực, đời càng thêm thê thảm

Từ từ, mọi vật tuột tầm tay

Tay không, lực hết, không níu được

Vì ta người khổ ta xót xa

 

Đêm nằm cô đơn căn phòng vắng

Chăn đơn, giường lạnh, gối đơn côi

Cho dù anh là người có lỗi

Xin hãy ghi lòng một lần thôi

Rằng anh vẫn ôm niềm hy vọng

Ngày mai trên quãng đời phía trước

Trả lại cho em dù đã muộn

Tiền, tình cùng một góc đời anh


Phụ Lục

 

 

(1) Tục ngữ Việt Nam

(2) Trích từ bài hát Tiếng Ru Ngàn Đời

(3)<Yesenin> (Bản dịch tiếng Việt của nhà thơ Anh Ngọc)

(4)Cảm xúc < XUÂN DIỆU >

(5)<CÁT BỤI - Trịng Công Sơn>

(6)<NHỮNG GÌ ĐÃ QUA - KHÔNG TRỞ LẠI> Sergei Yesenin

(7)Hartz IV <Chế độ hưởng quyền lợi xã hội theo luật CHLB Đức>

(8) UNIKLINIKUM<Bệnh viện đa khoa Dresden>

(9) <C'est la vie! tiếng Pháp Đời là vậy!>

 

(10)<Bệnh do nhiễm trùng human papillomaviruses>

(11) <Truyện Kiều> Nguyễn Du và vịnh Kiều

(12) Tục ngữ Đức

(13)

(14) MITROPA nghiã là công ty ẩm thực phục vụ khách du lịch đường sắt Đông và Trung Âu

(15) Theo lời kể của một số sinh viên từ những năm tám mươi học tại Đại Học Leipzig, CHDC Đức cũ về hai vị tham tán ĐSQ tại Berlin đi thăm sinh viên Việt Nam đang học tại Đại Học Leipzig

(16) Theo Wikipedia mở bằng tiếng Đức

http://de.wikipedia.org/wiki/9._November_%28Deutschland%29

(17) Theo Wikipedia tiếng Việt:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%A0

(18) Theo Wikipedia tiếng Việt:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%A0

(19) Trích thơ Tản Đà

(20) Trích truyện thơ Tấm Cám

(21) Truyện thơ Thạch Sanh

(22) Intershop là cưả hàng bán hàng cao cấp nhập cuảphương Tây để thu ngoại tệ(D-Mark, Dollar hoặc Forum- Check[một dạng Check cho cán bộ Đông Đức cũ, chỉ tiêu được tại cửa hàng Intershop thôi]

(25) Xem "Đánh cờ" cuả Hồ Xuân Huơng

(26) Xem Nguyễn Công Trứ

(27) Giục Giã< Xuân Diệu>

(28) Sanssouci<Tiếng Pháp>

(29) Riesling Auslese là loại rượu vang ngon có tiếng cuả Đông Đức cũ

(30) Blockhaus là Quán ăn sang trọng ở Dresden thời Đông Đức cũ

 

(31) Khác Mộng< Xuân Diệu>

(32) Trái Tim Em Thức Đập< Xuân Diệu>

(33) Hoa Tím< Xuân Diệu>

(34)"Geld stinkt nicht"<Tục ngữ Đức>

(35)"Die Perle des Osten"

(35)"Der Zwinger, die Frauenkirche, die Kunstakademie, die Semperoper und vieles mehr"

(36)"Pourboire<Tiếng Pháp>

(37)Yêu< Xuân Diệu>

(38) Có người nói là cuả cụ Trạng Trình- Nguyễn Bỉnh Khiêm

(39)David chống lại Goliath, Thánh Kinh Cựu Ước<Old Testament>

(40) Theo Wikipedia tiếng Việt

(41) Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077

(42) Công ty trách nhiệm hữu hạn

(43) Liste der vietnamesischen Gewerbetreibende

(44) Xin mời đi vào!< Tiếng Đức>

(45) Thơ Huyền Trân

(46) Viết tắt Đại Sứ Quán, Ban Giám Đốc

(47) Allgemeine Ortskrankenkasse(AOK), Quỹ bảo hiểm y tế nhà nước

(48) Finanzhilfe nach dem Tod

(49) Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam trên trang:

http://us.24h.com.vn/truyen-tieu-lam/tai-sao-luc-ay-lai-dangchan-ra-c457a502178.html

(50) Xem Nguyễn Huệ Wikipedia tiếng Việt:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hu%E1%BB%87

(51)Developing Countries

52) Xem Thành_phố_Hải_Phòng Wikipedia tiếng Việt:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng#.C4.90

.C6.B0.E1.BB.9Dng_b.E1.BB.99

(53) Trọng Tấn