Nhạc trẻ hay nhạc chế?

Nhạc trẻ hay nhạc chế?Sự nghèo nàn về ca từ khiến các nhạc sĩ cứ cóp nhặt được bao nhiêu vốn từ thì “nhét” hết vào bài hát của mình. Kết quả, những ca khúc cực kỳ phản cảm cứ nhan nhản xuất hiện từ sân khấu đến các album ca nhạc. Hiện tại, nhiều người đang lo ngại chuyện sẽ làm hỏng mất tiếng Việt do một bộ phận người trẻ “Ăn net, uống net, ngủ net”... chế biến nên, kiểu như “Đói như con sói”, “Xấu như con gấu”, “Nhí nhảnh như con cá cảnh”, “Sến như con hến”... Nhưng so với ca từ mà một bộ phận ca sĩ trong làng V-pop đang lảm nhảm hằng ngày, thì chuyện người trẻ “nhại” tiếng Việt cũng chỉ... nhỏ.
Khi chuyện... “đàn ông”, “đàn bà” vào ca khúc


Quái đản nhất chính là chuyện đàn ông, đàn bà được đưa lên nhạc. Trong ca khúc nước ngoài do hai ca sĩ Thiên Trường - Địa Hải chuyển thể sang lời Việt mang tên Đàn bà là thế có đoạn “Tôi giờ đây như gã si tình đáng thương... Đàn bà là thế ai cũng giống ai... Đàn bà là thế là nỗi đau của tôi... Làm sao hiểu hết trái tim đàn bà”.

Như để đáp lại lời bài hát này của Thiên Trường - Địa Hải, ca khúc Người đàn bà do ca sĩ Thanh Lam trình bày cũng rất “độc”: “... Người đàn bà ngồi ngắm trăng suông, người đàn bà cười. Người đàn bà nhìn dây câu buông, người đàn bà cười”(?!).

Dường như thấy ca sĩ Thanh Lam... do mải cười mà quên chửi lại đàn ông, nên ca sĩ Hoàng Châu trong bài Người đàn ông tham lam phải lên tiếng giúp: “... Người đàn ông tham lam mãi là anh... Một bàn tay năm ngón anh chẳng biết chọn ai...”. Ca sĩ Hoàng Châu vừa trách đàn ông xong, ca sĩ Lý Hải lập tức lên tiếng dạy dỗ đàn ông trong bài Đàn ông không được làm đàn bà khổ đau: “... Nếu là người đàn ông, đừng làm đàn bà khổ đau... Cuộc sống lắm điều trớ trêu, giẫm lên xác thân yếu mềm... Đừng làm đàn bà khổ đau”.


Thấy ca sĩ Lý Hải lên tiếng “hay” quá, nên hai ca sĩ Lâm Hùng và Thái Phong Vũ cũng ủng hộ Lý Hải bằng Lỗi của đàn ông: “...Người thứ nhất là người tôi rất yêu... Yêu hơn chính bản thân mình... Người kế tiếp là người tôi muốn yêu cho vui chứ không thật lòng... Lỗi do riêng mình tôi nhưng đã khiến hai người đau... Và lỗi này là lỗi của đàn ông”.

Nhưng, đến mức độ như vậy cũng chưa xong. Nhóm Huyền Thoại, ca sĩ Quách Thành Danh lẫn Nhất Khang quyết định tấn công lại đàn bà với bài Ngã tư tình có đoạn: “... Vậy là tôi đã trách lầm em... Tôi tưởng em chỉ yêu thêm một người... Nào ngờ đâu ngoài tôi em còn ba người nữa (?!)... Cuộc tình tay ba đã khổ đau, giờ tay bốn làm sao... Em yêu một lúc bốn người sao?”.

Tuy nhiên, những cú sốc ca từ do “đàn ông, đàn bà” mang lại chưa thấm vào đâu so với nhiều bài hát khác.

Nghệ thuật thấp hơn chuyện làm nhạc sĩ

Sau khi ca sĩ Duy Mạnh đưa bài Kiếp đỏ đen leo lên hàng top, thì một loạt bài hát có liên quan đến... kiếp cũng ra đời. Mà những “kiếp” này có phần ca từ rất “đáng kiếp”. Ca sĩ Anh Tiến tấn công nhạc thị trường bằng Kiếp xì ke và Kiếp lai rai, nghe thì có vẻ ca sĩ này đang lên tiếng đấu tranh cho các loại tệ nạn. Nhưng, đâu hẳn là như vậy. Trong Kiếp lai rai phần ca từ rất kiệt xuất “...Chiều đến tôi lại làm vài chai, mặt trời lên giữa ban ngày tôi và anh lại làm vài chai... Thôi từ đây xin tránh xa kiếp rượu bia”. Không hiểu, ca từ như vậy mà sao họ có thể hát hò được.

Chắc là do bực bội vì bị ăn theo, nên ca sĩ Duy Mạnh đã chế lại phần lời cho bài Kiếp đỏ đen thành Kiếp bán độ. Trong Kiếp bán độ Duy Mạnh nhại “... Ôi thôi ghê sợ quá, bóng đá như trò ma... Ôi thôi, mấy anh bán độ ơi!... Xin hãy mau mau khai thật đi”.

Có lẽ, chỉ có mình Duy Mạnh và mấy anh khoái trò cá độ bóng đá (mà thua nhiều quá) mới ví môn thể thao vua này như “trò ma”. Nhưng so với Kiếp số đề do ca sĩ Hồ Duy Minh trình bày thì các kiếp còn lại chẳng ăn thua gì: “... Đêm qua tôi nằm mơ thấy con cầy nó cắn tôi... Nên bạn ơi, hãy bao lô con 11... Chiều đài xổ đúng là con 11, nhưng trời ơi, là đài phụ chứ không phải đài chính... Khi xưa anh rất oai phong đâu thua một ai, nhà lầu xe hơi bây giờ bán hết... đi bộ luôn...”.

Nghe album được bày bán trên thị trường hẳn hoi mà cứ như là đang nghe nhạc chế bậy bạ trên mạng.

Sự nghèo nàn về ca từ khiến các nhạc sĩ cứ nhặt được bao nhiêu vốn từ thì “nhét” hết vào bài hát của mình. Hơn nữa, với dòng nhạc thị trường, nhạc sĩ muốn viết sao thì viết còn ca sĩ thích thì cứ hát. Ừ, có sao đâu (!). Người ta có quyền sáng tác và hát nhạc dở chứ. Còn nghệ thuật ư? Điều đó đâu quan trọng bằng chuyện được làm ca sĩ và nhạc sĩ!

Phan Minh Anh


Tweet
Share

Thêm bình luận

Lưu ý:
Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:
1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.
2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.
3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.
4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.
5. Không đăng các quảng cáo thương mại.
6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.
7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.

Tin Tức Việt-Đức có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên.
Các lời bình dưới đây do bạn đọc và các tác giả đăng tải, thể hiện cảm nhận riêng của chính người đó. VANNGHECHUNHAT.NET mong muốn bạn đọc sẽ tích cực bình luận mang tính đóng góp xây dưng


Mã bảo vệ Làm mới

Mạng chia sẻ

Bạn đọc online

Trang web hiện có:
1410 khách & 0 thành viên trực tuyến